29/11/2020 11:48
Nông dân Thạch Vinh bên mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng màu.
Ông Nguyễn Văn Hai, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hòa Tân cho biết: thực hiện Nghị quyết năm 2020, đến nay đã đạt 19/21 chỉ tiêu (riêng đối với 02 chỉ tiêu chưa đạt là phát triển doanh nghiệp và xuất khẩu lao động). Đây là 02 chỉ tiêu do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 nên lao động đã hoàn thành chương trình học chưa được đối tác làm thủ tục xuất khẩu. Với những kết quả đạt được trong năm 2020, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã tập trung quán triệt triển khai Nghị quyết năm 2021, trong đó, gắn đề án tái cơ cấu nông nghiệp với XDNTM nâng cao; tập trung giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển đổi các diện tích đất vườn tạp, lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường…
Năm 2021, xã Hòa Tân phấn đấu đưa thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn đạt 80 triệu đồng/người/năm (năm 2020 đạt gần 70 triệu đồng/người/năm). Năm 2020, xã Hòa Tân tập trung chuyển đổi trên 36,3ha vườn kém hiệu quả sang cây bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm vàng, mít changgai, dừa sáp… nâng tổng diện tích vườn cây của xã lên 1.145,5ha và hơn 49.000/83.600 cây dừa sáp. Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đã phát triển 95 cơ sở, tham gia giải quyết việc làm cho 585 lao động với các lĩnh vực xay xát lương thực, cơ khí và gia công cửa sắt, cửa nhôm; dịch vụ thương mại phát triển mạnh với 459 điểm kinh doanh, dịch vụ mua bán… tham gia giải quyết cho 985 lao động, tổng giá trị lưu thông hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên 175,2 tỷ đồng.
Nông dân Thạch Vinh, ấp Chông Nô II cho biết: gia đình có 0,4ha đất lúa, do khu vực này đất gò, xa nguồn nước nên sản xuất lúa không hiệu quả (năng suất khoảng 05 tấn/ha) và chi phí quá cao; năm 2019, gia đình chuyển sang trồng màu, giai đoạn đầu thì trồng xen dừa sáp vào. Hiện gia đình đã ổn định cuộc sống nhờ nguồn thu từ trồng màu, mỗi năm từ 20-25 triệu đồng/0,4ha.
Định hướng về phát triển kinh tế trong năm 2021, đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025, Hòa Tân xác định phát triển kinh tế vườn gắn với xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương với 02 sản phẩm là dừa sáp, xoài cát chu. Ông Nguyễn Văn Hừng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tân cho biết: sau khi chuyển đổi sản xuất và thực hiện đầu tư đồng bộ xây dựng các tuyến đê bao, kênh nội đồng… đã phát huy hiệu quả trong sản xuất. Đặc biệt là giá trị từ kinh tế vườn mang lại tăng gấp 02-03 lần so với trước đây. Để thực hiện đạt các chỉ tiêu nghị quyết về phát triển kinh tế năm 2021, xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền quán triệt đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi chủ lực đảm bảo quy hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm, cạnh tranh thị trường, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế và XDNTM.
Trước mắt, xã tập trung nâng cao chất lượng vùng sản xuất 284ha ở ấp Chông Nô II, Chông Nô III và Sóc Ruộng từ đất lúa “da beo” sang cây ăn trái. Quy hoạch và phát triển vùng cây ăn trái ở các ấp An Bình, Hội An, An Lộc (ven Sông Hậu) theo hướng chuyên canh và nâng cao giá trị kinh tế với các cây trồng chủ lực như xoài, dừa sáp, nhãn, thanh long… đồng thời, xã đã hoàn thành việc củng cố 02 hợp tác xã dừa sáp và xoài cát chu, hiện 02 hợp tác xã đã có các hợp đồng liên kết trong cung ứng sản phẩm với doanh nghiệp ở Cần Thơ. Trong XDNTM, cuối năm 2020, Hòa Tân hoàn thành và công nhận 07/07 ấp VH-NTM và xây dựng 20km đường hoa, trong đó có 07/07 ấp đăng ký 07 tuyến đường hoa mẫu (dài 500-800m/tuyến).
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.