24/02/2023 06:22
Nông dân Thạch Kết Sa Na (phải) bên mô hình nuôi dê nhốt chuồng được hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Đồng chí Thạch Sa Rây, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Lộc cho biết: qua các phong trào của Hội, đã tạo cho hội viên nông dân phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (vốn, vật tư, trao đổi kinh nghiệm). Trong này, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tham gia trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo trong ấp cùng phát triển kinh tế gia đình, ứng dụng khoa học - kỹ thuật... Trong 05 năm qua, Hội Nông dân xã Đa Lộc đã tham gia giảm 71 hộ nghèo, 61 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2022, toàn xã còn 159 hộ nghèo (trong đó có 22 hội viên) và 312 hộ cận nghèo (trong đó có 59 hội viên) và địa phương đang tập trung xây dựng xã NTM nâng cao.
Thông qua việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với xây dựng Chi hội trong sạch, vững mạnh, Hội Nông dân xã Đa Lộc đã phát triển nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, như mô hình: trồng rau an toàn trên đất giồng cát, trồng sen lấy ngó; trồng dừa xen màu dưới chân ruộng, sản xuất lúa giống cấp xác nhận, nuôi dê nhốt chuồng... Xây dựng 97 tổ nghề nghiệp với 1.695 hội viên (trong đó, có 09 tổ hội nghề nghiệp kiểu mẫu có 150 thành viên tham gia) hoạt động cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực sản xuất (chủ yếu là sản xuất lúa, trồng màu) và 33 tổ hợp tác và 01 hợp tác xã với 598 thành viên. Từ đó, các chi, tổ hội vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện các phong trào và đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.
Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, phát triển 155 hội viên (đạt 112% so Nghị quyết), toàn xã hiện có 1.953 hội viên nông dân. Cuối năm 2022, có 415 hộ đạt chuẩn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; với mức thu nhập cấp tỉnh đạt từ 198 triệu đồng/người/năm trở lên. Xây dựng 03 Câu lạc bộ “Nông dân 3 tốt” tại ấp Bàu Sơn, Thanh Trì B và Giồng Lức có 27 thành viên. Vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện hỗ trợ cho 05 hộ (ấp Thanh Trì A), vay nuôi dê, với tổng số vốn 100 triệu đồng. Vốn vay ủy thác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đầu tư cho 783 hộ hội viên vay, tổng dư nợ 23,5 tỷ đồng. Ngân hàng Liên Việt đầu tư 06 tổ/187 hộ vay vốn với số tiền 7,6 tỷ đồng... |
Hội viên nông dân Thạch Kết Sa Na, ấp Thanh Trì A, xã Đa Lộc chia sẻ: được Hội Nông dân hỗ trợ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (20 triệu đồng) và kết hợp với vốn của gia đình, tháng 5/2022, nông dân Thạch Kết Sa Na đã đầu tư mô hình nuôi dê nhốt chuồng được 08 con dê giống. Đến cuối tháng 01/2023, đàn dê được 20 con, hiện nay với giá dê hơi 110.000 - 135.000 đồng/kg (dê trọng lượng 13-17kg/con), người nuôi rất phấn khởi (bình quân mang lại thu nhập khoảng 2,2 triệu đồng/con dê 06 tháng tuổi).
Cũng theo nông dân Thạch Kết Sa Na, mô hình nuôi dê sẽ phát triển tốt trong thời gian tới cho hội viên, do vốn đầu tư không nhiều, thời gian nuôi ngắn, nhanh thu hồi vốn và nguồn thức ăn cho dê ở nông thôn rất đa dạng. Do đó, kiến nghị Hội Nông dân các cấp tiếp tục xem xét, đầu tư mở rộng cho nông dân nuôi dê kết hợp liên kết xây dựng chuỗi, tổ hội, chi hội nghề nghiệp trong nuôi dê.
Trong XDNTM, thông qua vai trò Hội Nông dân đã tổ chức vận động hội viên và ND tham gia hiến đất xây dựng đường nông thôn với tổng chiều dài 40,43km, 23 cây cầu bê tông và 1.035 ngày công lao động... tổng trị giá gần 6,2 tỷ đồng. Hội còn tham gia đảm nhận thực hiện 01 tuyến đường hoa (đường đal ấp Giồng Lức) đảm bảo được xanh - sạch - đẹp. Phối hợp Hội Cựu chiến binh xã vận động hội viên và Nhân dân thực hiện tuyến đường hoa gắn với xây dựng đèn đường ấp Hương Phụ A, kinh phí 168 triệu đồng...
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.