09/03/2024 16:05
Anh Nguyễn Duy Linh, Bí thư Chi đoàn ấp Giồng Nổi (bên phải) trao đổi về kinh nghiệm trồng ổi Ruby với ĐVTN cơ sở.
Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, Phó Bí thư Huyện Đoàn Cầu Kè cho biết: hàng năm, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức triển khai, xây dựng các hoạt động của công tác Đoàn gắn với XDNTM mới của huyện. Trong phong trào đồng hành cùng ĐVTN tham gia phát triển kinh tế, Huyện Đoàn tận dụng các nguồn vốn như: vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, vốn “Lập thân lập nghiệp”, vốn “Giải quyết việc làm” để hỗ trợ cho ĐVTN vay phát triển kinh tế. Ngoài ra, trong từng Chi đoàn và ĐVTN còn xây dựng các mô hình giúp vốn xoay vòng, vận động ĐVTN tham gia chuyển đổi sản xuất… Xây dựng 15 điểm mô hình câu lạc bộ phát triển kinh tế/100 thành viên tại 100% cơ sở Đoàn.
Điển hình như mô hình chuyển đổi sản xuất trồng ổi Ruby của ĐVTN ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi; từ 01 hộ trồng ổi đầu tiên của anh Nguyễn Duy Linh, Bí thư Chi đoàn ấp, đến năm 2024 đã phát triển, nhân rộng ra được 08 ĐVTN tham gia, với diện tích trên 03ha và hàng năm đem lại thu nhập bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/1.000m2 (100 - 120 cây ổi/1.000m2).
Theo anh Nguyễn Duy Linh: năm 2018, qua một lần tham quan mô hình trồng ổi Ruby ở Bến Tre, thấy có hiệu quả nên quyết định chuyển đổi 0,3ha đất vườn cam già cỗi sang trồng thử nghiệm giống ổi Ruby. Sau gần 02 năm trồng ổi phát triển rất tốt và cho năng suất khoảng 3,5 - 04 tấn/1.000m2 và giá bán luôn ổn định ở mức khá cao từ 10.000 - 17.000 đồng/kg. Từ hiệu quả trên, tôi đã vận động, chia sẻ đến ĐVTN trong và ngoài ấp tham gia trồng ổi Ruby; đến cuối năm 2023, gia đình mở rộng thêm 0,2ha diện tích ổi Ruby.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, hưởng ứng phong trào XDNTM, trong năm 2023, Huyện Đoàn thực hiện “công trình thanh niên” với 16 công trình, tổng trị giá 1,92 tỷ đồng (cấp huyện 03 công trình/420 triệu đồng; 13 công trình cấp cơ sở/1,5 tỷ đồng) và tham gia đảm nhận chăm sóc hơn 15km tuyến đường hoa tại 11/11 xã, thị trấn.
Đối với hội viên Hội LHPN huyện Cầu Kè, để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho hội viên, trong năm 2023, thông qua các nguồn vốn như vốn ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội; vốn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển; vốn Ngày tiết kiệm vì Phụ nữ nghèo; Quỹ Vì quê hương... đã hỗ trợ gần 6.800 lượt hội viên, với số tiền gần 170 tỷ đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ đã tác động tích cực đến tạo việc làm cho hội viên và tham gia phát triển kinh tế tại địa phương.
Hội viên Đặng Thị Hồng Thi, Chi hội Phụ nữ ấp Cây Gòn, xã Phong Thạnh phấn khởi: từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội, gia đình đầu tư nuôi gà và nuôi bò; cùng với đó, gia đình cũng tham gia hùn vốn giúp nhau xoay vòng, mỗi lần nhận khoảng 06 triệu đồng và sau 06 tháng hoàn trả, không tính lãi, số tiền này để bổ sung mua thức ăn trong chăn nuôi.
Đồng chí Triệu Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Cầu Kè cho biết: ngoài xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho hội viên; Ban Thường vụ Hội còn đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp Hội cơ sở trong thực hiện phong trào XDNTM và đô thị văn minh, trong đó tập trung xây dựng hoàn thành huyện NTM nâng cao. Trong năm 2023, các cơ sở Hội thực hiện 17 công trình/17 tuyến đường hoa, dài 20,6km; tổ chức ươm trên 15.730 chậu hoa quỳnh anh, điệp thái trồng trên các tuyến đường “xanh - sạch - đẹp” do Hội đăng ký. Đồng thời, vận động hội viên tham gia mô hình “5 không, 3 sạch”, mô hình “5 có, 3 sạch”…
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.