10/12/2020 07:00
Thương lái đến thu mua bưởi da xanh tại HTX nông nghiệp Ninh Thới, huyện Cầu Kè.
Tuy nhiên, từ thực tế của các HTX nông nghiệp sau khi thành lập và sau thời gian hoạt động chưa phát huy vai trò “cầu nối” giữa thành viên, nông dân với doanh nghiệp (DN) trong gắn kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để gia tăng giá trị sau sản xuất. Trong này, nhiều HTX nông nghiệp thiếu liên kết bền vững về sản phẩm đầu ra và gặp khó khăn về vốn trong hoạt động… Trong 170 HTX của tỉnh, hiện có 120 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại là các loại hình khác. Về thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 13 HTX nông nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, với tổng kinh phí trên 08 tỷ đồng; 11 HTX được vay vốn từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của Trung ương và tỉnh, với tổng dư nợ trên 05 tỷ đồng và 10 HTX vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, 2,45 tỷ đồng; hỗ trợ 146 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại 63 HTX nông nghiệp…
Trong thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh), đến cuối năm 2020, số lượng HTX nông nghiệp có thực hiện liên kết với DN theo chuỗi giá trị chiếm khoảng 30% số lượng HTX. Việc duy trì liên kết sản xuất giữa các DN và HTX nông nghiệp còn hạn chế do tác động thị trường, giá. Đối với quy mô HTX nông nghiệp hiện nay chưa đủ lớn, vốn góp thấp từ đó ảnh hưởng đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ…
Đối với những HTX nông nghiệp tương đối thuận lợi và nằm trong 13 HTX điểm của tỉnh cũng gặp khó, chưa liên kết cao và bền vững với DN trong thực hiện thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, nông dân. Điển hình như HTX nông nghiệp Phú Cần, với diện tích trong HTX khoảng 110ha (khu vực kênh bê-tông nổi Phú Cần) và mỗi vụ lúa, HTX mở rộng sang các khu vực lận cận để liên kết, thu mua lúa của nông dân… nâng tổng diện tích trên 200ha. Nhờ thực hiện chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, nên 127 thành viên trong HTX có thu nhập tăng thêm cao hơn bên ngoài từ 1,5-2,5 triệu đồng/ha/vụ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Cần cho biết: hiện nay, đối với HTX tuy có hợp đồng liên kết với DN theo vụ, nhưng ở từng vụ cũng gặp không ít khó khăn khi thị trường có biến động lớn về giá. Cùng với đó, nhu cầu vốn lưu động mỗi vụ khoảng 02 tỷ đồng để HTX thực hiện thu mua lúa của nông dân sau khi có hợp đồng ký kết với DN và sau 10-15 ngày, phía DN sẽ thanh toán lại cho HTX. Nhưng khi HTX tìm kiếm nguồn vốn vay thông qua các ngân hàng đều bị từ chối, mặc dù HTX có hợp đồng với DN trong thu mua lúa của nông dân.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Phước, vấn đề HTX gặp khó nữa là hiện kết cấu hạ tầng về giao thông ở các cánh đồng, phương tiện xe cơ giới vào vận chuyển lúa hàng hóa không vào được, chủ yếu vận chuyển trung gian bằng xe nhỏ, sau đó tập kết lên xe tải của DN… từ đó, làm tăng chi phí.
Còn tại HTX nông nghiệp Ninh Thới, huyện Cầu Kè (chuyên về cây bưởi da xanh); mặc dù vùng nguyên liệu bưởi da xanh của HTX có trên 48ha với 51 thành viên, hàng năm cung cấp sản lượng bưởi ra ngoài thị trường khoảng 301 tấn trái. Hiện sản phẩm bưởi da xanh của HTX được công nhận VietGAP và chứng nhận OCOP 3 sao… tuy nhiên, đến nay, HTX vẫn chưa có liên kết được với DN trong ký kết tiêu thụ sản phẩm.
Ông Tạ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Ninh Thới cho biết: khó khăn trong liên kết với DN hiện nay đối với HTX ở lĩnh vực cây ăn trái là thường tập chung theo mùa vụ; trong khi đó, các nhà vườn và DN tham gia liên kết với HTX thường chưa có tiếng nói chung về giá. Các DN đầu tư trong lĩnh vực này chưa có khả năng chế biến sâu hoặc bán sản phẩm trực tiếp; phần lớn là thu mua và tập kết về đầu mối qua trung gian để đưa sản phẩm qua DN khác để xuất bán hay xuất khẩu… từ đó, chưa bền vững, ổn định trong ký kết với HTX. Đây là những khó khăn mà HTX khi tìm kiếm DN đủ mạnh để liên kết với nhà vườn.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.