07/02/2024 16:08
Nuôi tôm rải vụ đang được nông dân vùng ven biển thực hiện để hạn chế rủi ro. (ảnh: Ao tôm của nông dân ở xã Kim Sơn, huyện Trà Cú).
Để thực hiện đạt các giá trị của ngành trong năm 2024, trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phấn đấu tăng 3,39% so với năm 2023 (nông nghiệp tăng 1,06%; lâm nghiệp tăng 0,97%; thủy sản tăng 7,19%)…).
Theo đó, tỉnh sẽ hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý để tăng sức cạnh tranh, bảo đảm đầu ra cho hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong chăn nuôi, quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Kiểm soát chất lượng con giống, phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, đặc sản; giám sát và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả, không để tái nhiễm.
Thông qua thực hiện có hiệu quả “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1122/QĐ/UBND, ngày 11/6/2021; Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 24/5/2021 thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU, ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát triển kinh tế nông nghiệp đến năm 2025...
Đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết: năm 2023, giá trị sản xuất của ngành không đạt kế hoạch; trong đó, nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn, giá trị giảm mạnh, do ảnh hưởng giá (đạt gần 90% kế hoạch). Trước tình hình giá tôm nuôi giảm, trong năm 2024, Cầu Ngang sẽ tập trung đa dạng và mở rộng đối tượng nuôi thủy sản với các mô hình như nuôi cá rô phi, tôm càng xanh... tại các vùng nuôi tôm thực hiện nuôi rải vụ.
Về lĩnh vực chuyển đổi cây màu ở Hiệp Mỹ Tây và Long Sơn (khoảng 100ha), trước đây nông dân làm 01 vụ lúa mùa mưa; tuy nhiên, do không có hệ thống kênh thoát nước tốt (nước thường bị phèn), sản xuất khó khăn… địa phương cũng kiến nghị tỉnh xây dựng và chuyển giao một số mô hình sản xuất phù hợp để nhân rộng cho nông dân; đầu tư hệ thống thủy lợi…
Trong năm 2024, theo định hướng của ngành nông nghiệp, các địa phương sẽ tập trung cơ cấu lại các loại cây trồng hợp lý, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng tiểu vùng gắn với cơ chế thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển sản xuất các cây trồng lợi thế, có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Nâng cao hiệu quả và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, chú trọng thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa hữu cơ.
Tổng diện tích chuyển đổi 1.738ha đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp hoặc chuyên nuôi thủy sản có thị trường và hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, hiệu quả, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu; tăng cường công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường cho nông sản; nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sinh vật gây hại cây trồng, chủ động phòng ngừa đối với những loại sâu bệnh mới.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.