26/09/2023 09:15
Làng nghề khai thác sơ chế, chế biến thủy sản thị trấn Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) giải quyết việc làm cho trên 500 lao động, với thu nhập bình quân từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Theo kế hoạch, tỉnh đào tạo trên 21.100 lao động làm việc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; trong đó, 20.900 lao động được đào tạo nghề nông nghiệp và trên 200 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp được đào tạo nâng cao năng lực. Tỉnh đặt mục tiêu thu nhập cho lao động nông thôn đến năm 2025 tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Các ngành nghề được UBND tỉnh Trà Vinh định hướng đào tạo như đào tạo nghề “Giám đốc Hợp tác xã” cho các hợp tác xã nông nghiệp, phấn đấu 80% Giám đốc Hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề; đào tạo lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện các đề án, dự án liên quan lĩnh vực nông nghiệp.
Cùng với đó, tỉnh đào tạo các ngành nghề phục vụ sản xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng sản phẩm chủ lực, OCOP, các sản phẩm gắn với bản sắc dân tộc vùng miền, du lịch nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình, dự án phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Trà Vinh đào tạo cho người lao động nắm các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tỉnh phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng mới từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo các nghề mới như dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Trần Trường Giang cho biết, nông nghiệp là nền kinh tế chủ lực của tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 186.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Xây dựng nền nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhằm thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, giúp nông dân sản xuất bền vững và tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp hiện nay rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Đến cuối tháng 02/2025, toàn tỉnh có 393 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao đến 5 sao; trong đó, có 46 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Đối với vùng nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm OCOP luôn được các chủ thể quan tâm nhằm duy trì và ổn định đầu ra sản phẩm cho các đơn hàng được sản xuất theo hướng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với các chứng nhận về quy trình sản xuất... Góp phần nâng tầm giá trị nông sản Trà Vinh trên thị trường trong và ngoài nước. Gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân, đảm bảo nguyên liệu ổn định lâu dài.