16/11/2024 09:27
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP tại chương trình hàng Việt lưu động thu hút người tiêu dùng.
Một số sản phẩm công nghiệp tăng trong 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ như: điện sản xuất, thảm dệt các loại, quần áo các loại, gạo xay xát, thủy sản đông lạnh, nước sinh hoạt, than hoạt tính - gáo dừa, túi xách các loại, điện thương phẩm, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô-tô, đường kết. Mặc dù sản xuất công nghiệp đạt những kết quả tích cực, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh còn khó khăn, tăng chưa toàn diện, một số chỉ số sản xuất công nghiệp giảm như giày thành phẩm, thuốc viên các loại. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp vẫn còn khó khăn do mức độ hợp tác liên kết kinh doanh giữa các DN còn hạn chế, sự tham gia của các DN trong tỉnh vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng chưa được cải thiện, nên chưa thúc đẩy phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, thời gian qua, tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ khó khăn cho DN để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh kích cầu tiêu dùng nội địa và xuất nhập khẩu.
Trong 10 tháng năm 2024, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.289 triệu USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 446 triệu USD, chủ yếu xuất sang thị trường các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Mỹ, Úc... Các mặt hàng tôm đông lạnh, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô-tô, giày thành phẩm, may mặc... Giá trị nhập khẩu ước đạt 843 triệu USD, chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng. Đồng thời, vận động thành lập mới 454 DN, đạt 87,31% kế hoạch. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 5.813 DN, vốn 76.249 tỷ đồng, 106.743 lao động (hiện có 2.903 DN đang hoạt động, vốn 54.870 tỷ đồng, 66.634 lao động) trong đó có 40 DN FDI.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Mộng Thu, Phó Giám đốc Sở Công thương: bên cạnh đó, thương mại tiếp tục có chuyển biến tích cực, xúc tiến thương mại tiếp tục đẩy mạnh. Nhằm tiếp tục thực hiện tốt chủ trương Thông báo số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Sở Công thương phối hợp các địa phương triển khai phiên chợ hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm trực quan ngoài trời cổ động chương trình hàng Việt lưu động ở các huyện Càng Long, Cầu Ngang, Trà Cú, thị xã Duyên Hải. Qua đó, tạo điều kiện cho DN sản xuất trong tỉnh có cơ hội trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt ở các địa phương, góp phần phát triển hệ thống phân phối, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng.
Đồng thời, vận động một số tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại - sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024; tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại ngoài tỉnh; từ đó, góp phần tích cực thúc đẩy chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng. Trong 10 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 51.722 tỷ đồng, đạt 87,15% so với kế hoạch, tăng 12,2% so với cùng kỳ như bán lẻ hàng hóa, dịch vụ khác…
Theo lãnh đạo Sở Công thương, để thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, Sở Công thương phối hợp với các ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho DN. Đồng thời, rà soát, giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả và thu hút đầu tư.
Ở nhóm ngành sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, Sở Công thương tăng cường công tác hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, nhất là tập trung các hoạt động tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại - Sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh năm 2024, chợ Khởi nghiệp và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khuôn khổ hội chợ. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng Cụm Công nghiệp Hiệp Mỹ Tây; phối hợp với địa phương, chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ DN kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng.
Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đang triển khai như: điện gió, điện sinh khối, nhà máy Hydro xanh, điện mặt trời đang hoạt động, các nhà máy Nhiệt điện huy động công suất theo phân bổ…
Bài, ảnh: MẪN QUÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.