23/04/2025 08:31
Hội viên CCB Huỳnh Thanh Việt (bên phải) giới thiệu với cán bộ Hội CCB xã về hiệu quả mô hình chuyển đổi trồng chuối sáp kết hợp nuôi cá và ốc bươu.
Đồng chí Thạch Bến, Chủ tịch Hội CCB xã Hòa Ân cho biết: với đặc điểm là xã có đông đồng bào Khmer (chiếm trên 65% dân số chung của xã), trong 91 hội viên CCB, hội viên Khmer chiếm trên 40%. Qua phong trào thi đua CCB gương mẫu, giúp nhau phát triển kinh tế”. Để thực hiện tốt phong trào này, Hội đã chủ động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Các hội viên tham gia XDNTM bằng những việc làm, mô hình thiết thực như Câu lạc bộ CCB môi trường; mô hình “nhà sạch - vườn đẹp”… tạo sức lan tỏa sâu rộng trong gia đình hội viên và quần chúng Nhân dân.
Được biết, đến cuối năm 2023, xã Hòa Ân có 100% gia đình hội viên CCB không còn hộ nghèo; Hội đã tranh thủ các nguồn vốn như vốn ủy thác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội hơn 08 tỷ đồng để đầu tư vốn phát triển sản xuất trong hội viên, cùng với đó, các hội viên còn thành lập Quỹ Hùn vốn giúp nhau tại 05/05 chi hội, có 75 hội viên tham gia với số tiền trên 240 triệu đồng… Thông qua các nguồn vốn trên, các hội viên sẽ đầu tư vào phát triển sản xuất, mua phân bón, cây con giống, phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi.
Hội viên Huỳnh Thanh Việt, ấp Giồng Dầu, xã Hòa Ân chia sẻ: trong sản xuất, những năm qua các gia đình hội viên có sự tập trung đầu tư khá tốt để chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả, nhất là mô hình cải tạo đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái hoặc nuôi thủy sản. Riêng gia đình có 1,4ha đất trũng, từ năm 2023 gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng để thuê cơ giới đào ao và lên liếp để trồng chuối sáp kết hợp trồng xen cây bưởi da xanh; phía dưới ao thì thả nuôi các loại cá và ốc bươu. Hiện nay, mô hình đã bắt đầu cho hiệu quả, riêng chuối sáp thu nhập hàng tháng khoảng 01 tấn với giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình hội viên còn tập trung phát triển kinh tế gia đình theo hướng hữu cơ gắn với mô hình “nhà sạch - vườn đẹp”; từ đó, nâng cao các tiêu chí về môi trường ở vùng nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân theo hướng hòa quyện với môi trường sinh thái tự nhiên.
Hội viên CCB Đặng Thị Ca, ấp Giồng Dầu cho biết: trong kháng chiến, cả 02 vợ chồng đều tham gia du kích ấp, hiện là hội viên CCB sinh hoạt tại xã Hòa Ân. Khi về đây lập nghiệp, chủ yếu làm vườn; hiện gia đình đã chuyển đổi và phát triển được hơn 03ha vườn dừa kết hợp với nuôi thủy sản trong mương vườn. Nhiều năm qua, gia đình tập trung xây dựng mô hình vườn theo hướng “nhà sạch - vườn đẹp” do Hội CCB xã phát động, triển khai. Với giá dừa khô trái được thương lái thu mua tại vườn dao động 190.000 - 200.000 đồng/chục (12 trái), đem lại thu nhập trên 50 triệu đồng/tháng/03ha.
Mô hình “nhà sạch -vườn đẹp” của gia đình hội viên CCB Đặng Thị Ca đem lại thu nhập trên 50 triệu đồng/tháng/03ha.
Theo Chi hội trưởng CCB ấp Giồng Dầu, Huỳnh Văn Tấn, hiện chi hội có 16 hội viên, đến cuối năm 2022 không còn hội viên nghèo. Trong hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế, Chi hội đã xây dựng tổ hùn vốn giúp nhau có 16 hội viên tham gia, với tổng số vốn trên 80 triệu đồng; qua đó, mỗi đợt (06 tháng) sẽ có 07 hội viên được hỗ trợ nhận vốn khoảng 12 triệu đồng và số tiền trên được các hội viên dùng mua phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản.
Qua thực hiện mô hình chuyển đổi sản xuất, chi hội có 06/16 hội viên xây dựng mô hình “nhà sạch - vườn đẹp” với tổng diện tích hơn 09ha; mô hình trên ngoài xây dựng cảnh quan đẹp, không để các cây tạp dưới tán vườn và nhà vườn tận dụng khoảng trống trong vườn để phát triển thêm nguồn thu như nuôi cá, làm dịch vụ…
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với cơn mưa đầu mùa đã làm cho một số đoạn đê bao ven Sông Hậu trên địa bàn các xã: Ninh Thới, Hòa Tân và An Phú Tân. Một số tuyến đê bao bị sạt lở, nước tràn ngập cục bộ, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng giao thông, công trình đê điều trên địa bàn.