14/04/2023 09:06
Qua đó, đã kéo giảm đáng kể tỷ trọng giá trị trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; ước thực hiện 6.833 tỷ đồng, đạt 22,66% kế hoạch, giảm 0,96% so cùng kỳ (giá trị thủy sản 1.458 tỷ đồng, đạt 12,44% kế hoạch, giảm 8,89%).
Người nuôi tôm ở huyện Duyên Hải đã chuẩn bị sẵn sàng ao nuôi để chờ thời tiết thuận lợi bắt tay vào thả giống.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh: giá trị thủy sản giảm với nguyên nhân là đầu năm 2023 (quý I), điều kiện về nguồn nước và thời tiết không thuận lợi; người nuôi tôm nước lợ chưa dám thả giống; hiện nay phần lớn người nuôi thả rải vụ nhằm tránh thiệt hại và biến động giá… Từ đó, giá trị thu hoạch (chủ yếu con tôm) giảm, đối với các loài thủy sản khác như tôm càng xanh, cua biển tăng đáng kể về sản lượng và giá trị, do 02 đối tượng này từ đầu năm 2023 đến nay, giá cao và tiêu thụ mạnh.
Tính đến đầu tháng 4/2023, toàn tỉnh có 24.133 lượt hộ thả nuôi tôm nước lợ, trên diện tích 25.673ha, với số lượng 2,54 tỷ con tôm giống và sản lượng thu hoạch 12.729 tấn; riêng đối tượng tôm thẻ chân trắng giảm 210ha so với cùng kỳ, có 5.935 lượt hộ thả nuôi trên diện tích 2.323ha (đạt 28% so với kế hoạch) với số lượng giống 1,87 tỷ con. Qua đó, có 897 lượt hộ thả nuôi tôm nước lợ thiệt hại trên diện tích 332ha, với 141,9 triệu con giống; trong đó, tôm sú có 306 lượt hộ thả nuôi bị thiệt hại trên diện tích 144ha, chiếm 12,2 % so với diện tích thả nuôi thâm canh, bán thâm canh, với số lượng giống 16,2 triệu con; tôm thẻ chân trắng có 591 lượt hộ thả nuôi bị thiệt hại trên diện tích 187,9ha, chiếm 8,1% so với diện tích thả nuôi, với số lượng giống 125,7 triệu con. |
Nguyên nhân tôm thiệt hại do ảnh hưởng của mưa trái mùa kèm không khí lạnh vẫn còn, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm tương đối cao (08 -100C) làm cho nhiệt độ môi trường ao nuôi biến động, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây thiệt hại cho tôm nuôi. Tôm nuôi thiệt hại ở giai đoạn từ 25 - 55 ngày tuổi, đa số có dấu hiệu của hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, đỏ thân. Trong đó, tỷ lệ thiệt hại bệnh đỏ thân chiếm 12,9%; đốm trắng chiếm 15,8%; đường ruột chiếm 25,5%; hoại tử gan tụy chiếm 33,3%; môi trường chiếm 12,5%...
Đối với tình hình thả nuôi cá lóc nhìn chung các địa phương hiện nay có tiến độ thả cao trở lại, sau khi giá cá lóc đang tăng mạnh từ đầu tháng 3/2023 đến nay và người nuôi mang lại lợi nhuận từ 5.000 - 7.000 đồng/kg, với giá cá lóc dao động ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Riêng trong quý I/2023, toàn tỉnh có 386 lượt hộ thả nuôi cá lóc trên diện tích 73,6ha (đạt 14,7% so với kế hoạch, giảm 07ha so với cùng kỳ), với số lượng giống 31,56 triệu con; thu hoạch 7.517 tấn (đạt 13,5% so với kế hoạch), giảm 1.208 tấn so với cùng kỳ.
Về cua biển có 8324 lượt hộ thả nuôi trên diện tích 11.308ha (đạt 56,5% so với kế hoạch), tăng 353ha so với cùng kỳ, với số lượng giống 71 triệu con; tôm càng xanh, có 498 lượt hộ thả nuôi trên diện tích 514ha (đạt 28,1% so với kế hoạch), tăng 316ha so với cùng kỳ, với số lượng giống 14,4 triệu con.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Quốc, các giải pháp tập trung của ngành từ nay đến cuối năm 2023 đối với lĩnh vực thủy sản (chủ yếu là tôm nuôi nước lợ) sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến về thời tiết, tăng cường công tác quan trắc và cảnh báo môi trường; khi điều kiện thuận lợi sẽ vận động nông dân tập trung đẩy mạnh xuống giống và quản lý tốt các diện tích đã thả giống.
Theo đó, từ cuối tháng 4/2023 khả năng tiến độ thả nuôi tôm nước lợ tăng mạnh khi môi trường và độ mặn ổn định; tình hình giá cả hiện nay ổn định, tin rằng giá trị thủy sản năm 2023 sẽ đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.