16/11/2022 11:17
Nữ đảng viên tiên phong trong chuyển đổi sản xuất
Chị Thạch RaMa Nây thu hoạch hoa lài.
Đối với tổ chức đoàn thể và các phong trào ở địa phương đội ngũ đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ là dân tộc Khmer có vai trò quan trọng. Các chị luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình và là tấm gương tiên phong trong phát triển kinh tế, áp dụng các mô hình sản xuất mới để vận động phụ nữ Khmer ở ấp thực hiện. Một trong những tấm gương đảng viên nữ đi đầu trong phong nào này, phải kể đến đồng chí Thạch RaMa Nây, đảng viên đang sinh hoạt ở Chi bộ ấp Giữa, xã Kim Hòa - Đồng chí Thạch Tô, Bí thư Chi bộ ấp Giữa, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang cho biết.
Sau thời gian dài canh tác 02 vụ lúa kém hiệu quả, 05 năm trở lại đây, chị Thạch RaMa Nây tìm hiểu thông tin trên báo chí và quyết định chuyển đổi 1,5ha đất chuyên canh lúa sang nuôi tôm thả lan trong trong trong ruộng lúa.
Chị Thạch RaMa Nây cho biết: sản xuất theo mô hình lúa - tôm, tôi không dùng phân hóa học mà chỉ dùng phân sinh học nhưng lúa vẫn khỏe mạnh, ít sâu bệnh phá hại. Riêng tôm thả lan tự nhiên tuy chậm lớn nhưng luôn khỏe mạnh. Mỗi vụ tôm sau khi trừ đi chi phí mua con giống, gia đình tôi cũng còn lời hơn 50 triệu đồng. Riêng lúa mỗi vụ lời hơn 30 triệu đồng.
Để đảm báo có phân chuồng bón cho cây lúa, lúc nào trong gia đình chị RaMa Nây cũng duy trì nuôi số lượng đàn bò khoảng 04 con. Song song đó, chị tận dụng đất xung quanh nhà khoảng 01 công để trồng hoa lài. Chị RaMa Nây chia sẻ thêm: hoa lài thu hoạch ngày cách ngày và đem giao cho các tiệm trà trên địa bàn tỉnh; trồng lài ít tốn chi phí do tôi cũng sử dụng phân bò để bón cho cây. Nhờ có hoa lài nên mỗi tháng gia đình tôi có thêm thu nhập từ 03 - 05 triệu đồng.
Không chỉ tiên phong thực hiện chuyển đổi diện tích đất kém hiệu qủa sang trồng các loại cây, con giống cho lợi nhuận kinh tế cao và ổn định, thân thiện với môi trường, đảng viên Thạch RaMa Nây còn là một trong những đảng viên nữ tiên phong trong phong trào ở địa phương, như: tham gia cùng Chi bộ ấp Giữa tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc Khmer ở ấp ra quân dọn dẹp, vệ sinh môi trường vào các ngày thứ Bảy hàng tuần; tích cực đóng góp công sức và tiền tiết kiệm của gia đình để đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương và luôn tận tình hướng dẫn, tư vấn cho các chị em phụ nữ lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện bản thân nhằm phát phát huy lợi thế, tiềm năng trong phát triển kinh tế.
Phát huy nghề gói bánh tét truyền thống
Bà Thạch Thị Trơn giới thiệu bánh với khách hàng.
Từ nghề gói bánh truyền thống, đến nay bà Thạch Thị Trơn ở ấp Kim Câu, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang đã phát triển thành cơ sở sản xuất giúp cho gia đình vươn lên thoát nghèo và chăm lo cho các con được ăn học, thành đạt.
Bà Thạch Thị Trơn cho biết: tôi biết gói bánh tét do mẹ tôi truyền nghề lại. Mẹ của tôi đã bắt đầu nghề gói bánh tét sau năm 1975. Và gia đình tôi sống dựa vào những gánh bánh tét do gia đình đem bán ở các chợ nhỏ. Nên khi lập gia đình, tôi và 02 chị gái quyết định theo nghiệp của mẹ, mặc dù lúc đầu nghề này có thu nhập thấp nhưng tôi vẫn bám nghề. Tôi học gói bánh từ khi còn rất nhỏ và vào năm 1993 sau khi đã lập gia đình là mốc thời gian tôi bắt đầu gầy dựng nghề gói bánh tét riêng mình.
Sau 30 năm gắn bó với nghề, hiện nay, bà Thạch Thị Trơn đã tạo dựng được thương hiệu bánh tét và đã đăng ký nhãn hiệu riêng, đặt tên cho cơ sở sản xuất là Bánh tét Trà Cuôn cô Trơn. Với kinh nghiệm và tay nghề gói bánh tét của mình bà đã tạo được niềm tin với khách hàng gần xa và chinh phục được người tiêu dùng khó tính không chỉ bởi hương vị của bánh thơm ngon mà còn cả uy tín và chất lượng của cơ sở.
Bánh tét do gia đình bà Trơn sản xuất thường giao theo đơn đặt hàng của khách. Mỗi ngày cơ sở gói từ 100 - 300 đòn bánh, nhiều nhất là vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật và những ngày lễ, Tết. Nghề gói bánh tét của bà Trơn không chỉ tạo được việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình và chăm lo cho các con được đến trường, mà còn tạo thêm việc làm cho 03 lao động nữ nhàn rỗi tại địa phương, với mức thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày/người.
Ông Thạch Vui (chồng bà Trơn) chia sẻ: Đến dịp Tết cổ truyền Chôl Chhnam Thmây, Sene Đolta và Ok-Om-Bok... của đồng bào Khmer thì số lượng bánh sẽ tăng lên so với ngày bình thường, còn vào dịp lễ, tết Nguyên đán cơ sở phải thuê thêm người để gói với số lượng lên đến 50 người. Do cơ sở phải gói với số lượng từ 5.000 - 7.000 đòn/ngày. Ngoài ra, cơ sở còn gòi bánh để bán lẻ với giá dao động từ 50.000 - 150.000 đồng/đòn tùy loại.
Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Bí thư Đảng ủy xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang cho biết: không chỉ biết chủ động, làm chủ cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình, thông qua việc gìn giữ nghề truyền thống, bà Thạch Thị Trơn còn góp phần gìn giữ phong tục tập quán và nét đẹp truyền thống gói bánh tét của đồng bào Khmer và tạo cơ hội việc làm cho các chị em phụ nữ dân tộc Khmer ở địa phương có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Bài, ảnh: SỐC KHA - SONG HA
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.