18/02/2023 17:35
Tuy nhiên, đây cũng là nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo tính tự phát, thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường nước từ chất thải được xả ra của ao nuôi thủy sản, nhất là đối với mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao.
Ao nuôi tôm thâm canh mật độ cao ở ấp Cây Cồng, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.
Xã Đôn Xuân có 10 ấp, thổ nhưỡng được phân chia thành 02 vùng sản xuất rõ rệt theo tuyến Tỉnh lộ 914. Phía Bắc Tỉnh lộ 914, thuận lợi cho việc sản xuất cây lúa, xen canh cây màu gắn với chăn nuôi gia súc, gồm các ấp: Lộ Sỏi B, Xóm Tộ, Quản Âm, Bà Giam A và Bà Giam B. Phía Nam Tỉnh lộ 914, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, gồm các ấp: Lộ Sỏi A, Cây Cồng, ấp Chợ, Cây Da và Bà Nhì.
Toàn xã có 550ha đất chuyên canh nuôi trồng thủy sản nước lợ của tổng số 1.007ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong tổng số 8.652ha đất nông nghiệp. Năm 2022, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của xã Đôn Xuân đạt gần 3.000 tấn, đạt 103,59% kế hoạch năm. Kế hoạch chuyển đổi trong nuôi thủy sản nước lợ từ mô hình nuôi quảng canh cải tiến sang mô hình nuôi thâm canh, thâm canh mật độ cao. Trong năm, toàn xã đã chuyển đổi 7,9ha từ nuôi thâm canh sang nuôi thâm canh mật độ cao tại các ấp: Bà Nhì, Cây Da, Cây Cồng; trong đó, diện tích mặt nước ao nuôi được chuyển đổi 1,85ha, đạt 185% kế hoạch năm. Mô hình nuôi thâm canh mật độ cao chủ yếu là con tôm thẻ chân trắng.
Năm 2022, toàn xã có 205 lượt hộ thả nuôi 46,4 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích 50,5ha. Trong đó, nuôi thâm canh mật độ cao có 59 lượt hộ thả nuôi 31,9 triệu con giống, trên diện tích gần 12ha; có 19 hộ nuôi bị thiệt hại 1,95 triệu con giống. Tổng sản lượng thu hoạch đối với con tôm thẻ chân trắng 1.337 tấn, trong đó, nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao thu hoạch được 778 tấn, đạt 100,52% kế hoạch năm. Hiệu quả, có 159 hộ nuôi có lợi nhuận, 27 hộ nuôi hòa vốn và 19 hộ nuôi lỗ vốn.
Ông Trần Thái Long, ấp Cây Cồng, đầu tư 02ha đất nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh mật độ cao. Qua 05 năm thực hiện mô hình, ông trăn trở nói: “những năm gần đây, người dân nuôi tôm theo mô hình này ngày càng khó khăn, do giá vật tư, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm ngày càng tăng, trong khi giá tôm thương phẩm đầu ra không ổn định, người dân lo ngại, không mạnh dạn đầu tư”.
Những năm qua, mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao phát triển còn khiêm tốn, người dân chưa mạnh dạn đầu tư bởi Nhà nước chưa triển khai thực hiện theo quy hoạch, chưa đầu tư hạ tầng cho phát triển vùng nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch. Những trại nuôi trồng thủy sản công nghệ phát triển theo tính tự phát, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư bài bản, ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho chăn nuôi, phát sinh mầm bệnh cho tôm, tính rủi ro cao, thiếu tính bền vững.
Đồng chí Hà Văn Thanh, Trưởng Ban Nhân dân ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân cho biết, toàn ấp có 131 hộ nuôi trồng thủy sản, với 183ha diện tích ao nuôi. Trong đó, có 12 hộ, nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, với diện tích khoảng 07ha ao nuôi; có 09 hộ nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, trên điện tích thả nuôi 17ha; số còn lại nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến. Theo đồng chí Hà Văn Thanh: “các hộ nuôi tôm mô hình công nghiệp và công nghệ cao đều xả chất thải tự do ra sông, rạch làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến những hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến trong khu vực”.
Đồng chí Trầm Hải Vũ, Bí thư Đảng ủy xã Đôn Xuân cho biết, cấp ủy và chính chính quyền địa phương đang lo ngại về việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa phương thiếu tính bền vững, bởi người dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo tính tự phát. Một hộ đầu tư nuôi trồng thủy sản theo mô hình thâm canh mật độ cao thì có thể ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước cho chăn nuôi cả một khu vực, bởi hệ thống thủy lợi không được đầu tư bài bản, chỉ mang tính tạm thời, không bảo đảm tính bền vững.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.