18/04/2023 11:23
Gia đình ông Thạch Quy thu hoạch cà tím.
Trước đây, Long Sơn là xã đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ Chương trình 135 của Chính phủ; diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2.916ha, đất nuôi thủy sản 951ha, đất chuyên màu 450ha, đất sản xuất lúa 1.200ha, đất trồng cây lâu năm 315ha. Toàn xã có 3.178 hộ, với 11.117 nhân khẩu; trong đó dân tộc Khmer chiếm 50,29% dân số. Xác định thế mạnh là nông nghiệp, Đảng ủy, UBND và các ngành, đoàn thể xã tập trung vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cầy trồng theo hướng tăng lợi nhuận trên cùng diện tích…
Đồng chí Lư Minh Thông, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết: khi vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu, xã cũng gặp một phần khó khăn. Sau khi xây dựng mô hình điểm, “trăm nghe không bằng mắt thấy”, nên phong trào được đẩy nhanh diện rộng…
Để thực hiện hiệu quả, xã quy hoạch thành 03 tiểu vùng sản xuất: tiểu vùng 1, với 1.250ha chuyên sản xuất từ 01 - 02 vụ lúa kết hợp trồng màu; tiểu vùng 2, với 450ha chuyên sản xuất màu từ 02 - 03 vụ/năm; tiểu vùng 3 với 450ha sản xuất 01 vụ lúa kết hợp nuôi thủy sản. Xác định tiềm năng lợi thế của từng tiểu vùng, xã đã phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, từ đó hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông sản chủ lực và tập trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Để chuyển đổi thuận lợi và hiệu quả, xã tập trung hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phục vụ tưới tiêu đạt 92,66% (2.702,42/2.916,47ha) và hệ thống điện, phục vụ trồng màu. Hiện hệ thống thủy lợi nội đồng của xã tiếp tục nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của người dân: toàn xã có 18 bọng được xây dựng kiên cố; 02 tuyến kênh cấp I dài 14,5km; 01 kênh cấp II dài 12,3km và hệ thống kênh cấp III dài 18,44km. Đặc biệt, xã có 01 hồ chứa nước ngọt 02ha tại ấp Huyền Đức. Nhìn chung, các tuyến kênh, hệ thống thủy lợi và hồ chứa nước trên địa bàn xã đáp ứng tưới và thoát nước kịp thời trong toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp.
Về điện, toàn xã hiện có 84 trạm biến áp, tổng dung lượng 10.562,5kVA, đảm bảo phục vụ điện sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tổng đường dây trung áp của xã 46,147km, đường dây hạ áp 73,765km; điện đảm bảo cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Sau thời gian thực hiện chuyển đổi, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, khắc phục tình trạng hạn mặn, thiếu nước sản xuất; một số công trình phục vụ sản xuất trên địa bàn được triển khai thi công hoàn thành, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế của xã phát triển bền vững. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được tập trung quyết liệt, các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, nhất là đời sống của đồng bào Khmer không ngừng nâng cao.
Từ chủ trương đúng đắn của Đảng, đã được người dân đồng tình hưởng ứng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau chuyển đổi đã tạo được kinh tế ổn định. Với những kết quả đạt được, Long Sơn đề ra mục tiêu quan trong để phấn đấu năm 2023: diện tích màu đạt 3.130ha; sản lượng nuôi trồng và khai thác 3.930 tấn (nuôi trồng 3.210 tấn, khai thác thủy sản 720 tấn); giảm hộ nghèo 1,46%; trong đó, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc Khmer 1,60%.
Nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả, nên đời sống người dân, nhất là đồng bào Khmer nâng lên hàng năm: thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2022 đạt 53,309 triệu đồng/người/năm. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, năm 2023 trên địa bàn xã Long Sơn, số hộ nghèo, cận nghèo còn 130 hộ, chiếm 3,89%, trong đó có 84 hộ không khả năng lao động.
Nói về chuyển đổi cây trồng hiệu quả, ông Thạch Quy, ngụ ấp Sóc Mới chia sẻ: hưởng ứng phong trào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tôi có 0,5ha đất giồng cát chuyên trồng màu, để nâng cao giá trị kinh tế, tôi luân phiên các loại cây màu khác nhau. Mục tiêu nhằm đừng “dội chợ”, vụ cà tím này, gia đình tôi thu nhập vài chục triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.
Cùng ngụ ấp Sóc Mới, ông Thạch Sao, ông dành gần 0,5/0,8ha để trồng 01 vụ dưa hấu, 01 vụ bí/năm. Nhờ giá màu ổn định, nên gia đình ông Sao thu nhập khá, cuộc sống ngày càng ổn định.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của xã, đặc biệt là thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xã tập trung lãnh chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo đúng định hướng, phù hợp với điều kiện thực tế; lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng liên kết và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời tình hình sâu bệnh để phòng trừ hiệu quả.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.