13/05/2024 08:07
Mô hình nuôi lươn không bùn tại hộ anh Nguyễn Văn Quân (đứng giữa), Chi hội trưởng Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp An Tân, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú.
Đặc biệt thông qua nguồn vốn hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo (giai đoạn 2020 - 2025), Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ vốn vay cho mô hình khởi nghiệp xã An Quảng Hữu về nuôi bò sinh sản (có 09 hộ tham gia, số tiền 450 triệu đồng). Mô hình nuôi lươn từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, có 10 thành viên với tổng kinh phí 500 triệu đồng...
Hội viên nông dân Nguyễn Văn Quân, Chi hội trưởng Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp An Tân, xã An Quảng Hữu cho biết: mô hình nuôi lươn không bùn khá phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân ở xã; hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nông dân tận dụng diện tích đất xung quanh nhà để xây dựng hộc nuôi...
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (triển khai tháng 12/2023) đã tác động rất lớn cho hội viên thêm nguồn lực để trang trải mua thức ăn, con giống trong nuôi lươn. Trung bình, mỗi hội viên nuôi khoảng 04 hộc (5.000 con lươn giống/hộc/10m2); sau 06 - 07 tháng nuôi năng suất đạt 0,9 - 01 tấn/hộc; cho lợi nhuận 15.000 - 20.000/kg lươn thương phẩm.
Theo đồng chí Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Quảng Hữu: từ hiệu quả của các hộ nuôi lươn được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội đã phát triển và thành lập được tổ hợp tác nuôi lươn, với 16 thành viên.
Trong thời gian tới, xã cũng kiến nghị huyện, tỉnh xin tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư nuôi lươn không bùn, dự kiến sẽ nhân rộng thêm 03 tổ hội nghề nghiệp nuôi lươn (07 - 10 thành viên/tổ; với số vốn đầu tư 50 triệu đồng/thành viên) ở các ấp: Dầu Đôi, Ngã Ba, Sóc Tro Giữa. Đây là đối tượng con nuôi đang có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và các hộ nuôi lươn cũng đã có kinh nghiệp và tự sản xuất, cung ứng nguồn lươn giống tại chỗ.
Nông dân Nguyễn Văn Tươi, thành viên trong tổ hợp tác nuôi lươn ấp An Tân chia sẻ: giá lươn nuôi hiện nay tuy giảm nhưng người nuôi lươn trong tổ vẫn có hiệu quả và nguồn tiêu thụ lươn thương phẩm ổn định. Giá lươn hiện dao động trên 100.000 đồng/kg, có thời điểm trên 120.000 đồng/kg; trong khi đó, giá lươn ở mức 80.000 - 85.000 đồng/kg là người nuôi có lời.
Cũng theo nông dân Nguyễn Văn Quân, gia đình đang nuôi 70.000 con lươn giống/14 hộc nuôi và cung cấp khoảng 500.000 con lươn giống/năm. Hiện mô hình nuôi lươn của nông dân trong xã đã tự sản xuất và cung ứng nguồn lươn giống tại chỗ.
Ngoài ra, các thành viên trong tổ còn hỗ trợ trong việc bán lươn giống đến khi thu hoạch mới lấy tiền. Hàng tuần, các anh em trong tổ nuôi lươn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và bổ sung kỹ thuật cho nhau, nên tỷ lệ nuôi lươn thành công đạt trên 90%.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.