10/06/2021 07:00
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng, biến đổi khí hậu, nhưng giai đoạn này, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi, tăng lĩnh vực thủy sản phù hợp với định hướng cơ cấu và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong trồng trọt, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập trung quy mô lớn, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, ứng dụng giống mới, khoa học- công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất; chăn nuôi chuyển từ nuôi nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, nâng cao chất lượng con giống, cơ cấu lại đàn vật nuôi, kỹ thuật nuôi và nhân rộng các mô hình nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh; nuôi thủy sản phát triển toàn diện, những loại con nuôi chủ lực được mở rộng kết hợp ứng dụng công nghệ cao làm tăng nhanh sản lượng và hiệu quả kinh tế; khai thác thủy sản, các phương tiện, máy móc, thiết bị được đầu tư ngày càng hiện đại, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; công nghiệp chế biến nông sản được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ tạo sản phẩm đa dạng, chất lượng cung ứng cho thị trường.
Song song những thành tựu đạt được, các sở, ngành chuyên môn và địa phương đã xác định: kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa đột phá toàn diện; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ít; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức liên kết sản xuất còn chậm; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất chưa nhiều, năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực còn thấp; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn, xúc tiến thương mại, gắn liên kết sản xuất với thị trường, khả năng cạnh tranh thấp và chưa bền vững; chưa có nhiều sản phẩm OCOP được chứng nhận, công nghệ chế biến, bảo quản còn hạn chế, chưa tạo đột phá để nâng giá trị gia tăng; hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất; năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa cải thiện nhiều.
Các sở, ngành chuyên môn đã “bắt mạch” nguyên nhân hạn chế do một số địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa có giải pháp hữu hiệu để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp nhanh, bền vững; biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh tác động đến sản xuất nông nghiệp; công tác dự báo, tìm hiểu và thông tin thị trường chưa kịp thời; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất còn thấp, chưa đáp ứng so với yêu cầu; một số cơ chế, chính sách triển khai thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao.
Từ những hạn chế, quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian tới cần phù hợp với định hướng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trước nhất, cần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế; gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Trong đó, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh gắn với thị trường tiêu thụ và thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa ổn định tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và XDNTM theo 03 cấp sản phẩm chủ lực: quốc gia, tỉnh, sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP), đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng.
Đồng thời, gắn với tổ chức lại sản xuất; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, phấn đấu tăng trưởng (GRDP) ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,5%/năm, chiếm 23,75% GRDP toàn tỉnh.
Với các mục tiêu đề ra, từ nay đến năm 2025, các cấp, các ngành cùng với Nhân dân tích cực vào cuộc, khẳng định xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp là cơ bản, tất yếu và dài hạn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, bám sát và thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, phát huy lợi thế vùng, xây dựng các đề án phát triển theo lĩnh vực; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.