13/01/2023 09:58
Từ thực tế trên, những năm qua, trong phát triển chăn nuôi đối với người dân vùng ven biển ở Trà Vinh. Thông qua các hội thảo và đề tài/dự án nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả, thích nghi đối với phát triển nghề nuôi dê (nuôi nhốt, thả lan) của người dân vùng ven biển như huyện Duyên Hải, thị xã Duyên Hải…
Số lượng đàn dê nuôi của người dân trong tỉnh không ngừng tăng, từ khoảng 5.000 con (năm 2013), đến cuối năm 2022, tổng đàn dê đạt 22.000 con. Trong đó, nuôi tập trung nhiều ở huyện Duyên Hải, chiếm 63,8%/tổng đàn dê của tỉnh; thị xã Duyên Hải chiếm 15,49%/tổng đàn. Hiệu quả kinh tế mang lại rất cao (2,4 triệu đồng/con dê 06 tháng tuổi); cùng với đó, con dê khá thích nghi với các tác động của BĐKH, ít xảy ra dịch bệnh và nguồn thức ăn trong nuôi dê phong phú, dễ phát triển trong điều kiện ảnh hưởng của các vùng sản xuất bị khô hạn, mặn xâm nhập…
Nông dân Hà Thanh Nghiêm, ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết: gia đình có gần 10 năm nuôi dê, hiện tổng đàn dê trên 40 con, với giống dê bách thảo (trong đó có 15 dê sinh sản, trung bình xuất khoảng 50 dê con/năm). Dê rất dễ nuôi, ít bệnh, nguồn thức ăn xanh rất phong phú, ngoài 0,7 công trồng cỏ, gia đình còn tận dụng các loại cây như mắm, lức, đước, thân và vỏ chuối, vỏ mít… bổ sung vào nguồn thức ăn xanh cho dê. Với giá dê hơi từ 120.000 - 150.000 đồng/kg (trọng lượng khoảng 20kg/con), trừ chi phí, sau 06 tháng nuôi thu vào trên 02 triệu đồng/con; nên người nuôi dê rất an tâm so với nuôi bò hay các con vật nuôi khác và thời gian nuôi ngắn.
Trong nuôi dê, người nuôi có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi dê hiện nay ở Trà Vinh còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết… nên thường chịu tác động từ thị trường, ảnh hưởng đến giá dê hơi sụt giảm.
Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh Thạch Sỹ Trình, ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành.
Đồng chí Trần Quốc Đoàn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết: đối với địa phương, kinh tế nông nghiệp ven biển khá đa dạng trong sản xuất từ trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi; trong này, nghề nuôi dê đang phát triển, hiện toàn huyện có tổng đàn dê trên 13.500 con, tập trung nuôi nhiều ở các xã Đông Hải, Long Khánh, Long Vĩnh và thị trấn Long Thành.
Có thể nói nghề nuôi dê khá phù hợp với lao động nông thôn, nhất là hộ nghèo, hộ khó khăn và là nghề nuôi truyền thống của người dân vùng ven biển. Theo kế hoạch phát triển trong chăn nuôi của huyện, đến năm 2025, tổng đàn dê trên địa bàn phấn đấu đạt khoảng 15.000 con.
PGS.TS Lâm Thái Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh chia sẻ: trước diễn biến của tình hình BĐKH và chuyển đổi các diện tích đất canh tác không hiệu quả sang trồng cỏ… đã tạo thuận lợi cho người dân hướng đến đối tượng vật nuôi là con dê. Đây là đối tượng dễ nuôi và thích nghi tốt với điều kiện BĐKH, nguồn thức ăn đa dạng, phong phú trong hệ thực vật hiện có ở các vùng nông thôn.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển ngành chăn nuôi dê, những năm gần đây, thông qua các đề tài/dự án/mô hình đã được nghiên cứu phục vụ phát triển đàn dê của Trà Vinh. Trong đó, tập trung vào nâng cao chất lượng giống (cải thiện tầm vóc của dê) và dinh dưỡng cho dê (quy trình nuôi, chăm sóc…) để triển khai đến người dân trong phát triển đàn dê nuôi.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.