07/09/2022 16:50
Cũng tại quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Trà Vinh năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh) tổ chức thực hiện và phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố công bố sản phẩm và trao giấy chứng nhận. Đồng thời, hướng dẫn các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực hiện sử dụng, in, dán nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm được công nhận đúng quy định hiện hành.
Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả này là nhờ tỉnh đã tập trung phát triển sản xuất gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, sản xuất theo quy mô hàng hóa, nhất là đối với các ngành chủ lực của tỉnh…
Từ đầu năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các cấp, các ngành, địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển, ưu tiên các hợp tác xã có mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng công nghệ cao, có liên doanh, liên kết. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế du lịch gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương: du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn… nên phát triển sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh và hướng đến xuất khẩu.
Đặc biệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 13/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2022 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đã tác động đến phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh; đồng thời, tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP; các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm chủ lực hiện có, định hướng cho các tổ chức, cá nhân nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm theo Kế hoạch số 82/KH-UBND, ngày 08/11/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh.
Giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu: có thêm 100 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, sẽ lựa chọn 05 - 07 sản phẩm để nâng cao chất lượng đạt OCOP 5 sao (sản phẩm cấp quốc gia). Để thực hiện đạt mục tiêu trên, ngày 08/8/2022, ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Công văn số 1508/SNN-PTNT về việc tham gia đăng ký sản phẩm OCOP từ nay đến cuối năm 2022. Theo đó, huyện Châu Thành có thêm ít nhất 03 sản phẩm, Cầu Ngang 04 sản phẩm, Trà Cú 05 sản phẩm, Duyên Hải 04 sản phẩm; các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh phấn đấu mỗi đơn vị cấp xã trên địa bàn (những nơi chưa có sản phẩm OCOP) có ít nhất mỗi xã đạt 01 sản phẩm OCOP, trong đó chú trọng những xã nông thôn mới nâng cao. |
Bà Diệp Huyền Thảo, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (Trường Đại học Trà Vinh), thành viên tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh, người trực tiếp cùng với các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh cho biết: đến ngày 28/8, Trung tâm đã thực hiện “hồ sơ, lý lịch” của các sản phẩm có tiềm năng đạt sản phẩm OCOP từ nay đến cuối năm 2022 cũng như đến năm 2025.
Hiện tại, Trung tâm đã hoàn thành việc hỗ trợ các huyện lập hồ sơ sản phẩm tham gia OCOP của huyện Cầu Ngang, Càng Long, Trà Cú, Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh... Qua ghi nhận, địa phương và các chủ thể tiềm năng có sản phẩm đăng ký sản phẩm OCOP tích cực tham gia, đồng thuận.
TRƯỜNG NGUYÊN
Thực hiện phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp do các cấp Đoàn phát động, thời gian qua đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Cầu Kè hưởng ứng tích cực, qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình của đoàn viên, thanh niên làm ăn có hiệu quả, đem lại thu nhập kinh tế gia đình ổn định. Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở ấp Hội An, xã Hòa Tân là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu như thế.