11/09/2024 08:26
Là một tỉnh nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp; qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa tỉnh Trà Vinh phát triển toàn diện, vững chắc từ “tam nông”. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội cho nông dân và thúc đẩy sự đổi mới trong ngành nông nghiệp bền vững cùng với phong trào XDNTM…
Đặc biệt, tại Nghị quyết số 19-NQ/TW không chỉ tập trung vào giai đoạn đến năm 2030, mà còn đặt tầm nhìn đến năm 2045. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và Chính phủ trong việc xây dựng nông thôn phồn thịnh, hiện đại và bền vững. Đối với nông dân và nông thôn, nghị quyết đặt ra mục tiêu hỗ trợ nông dân, cải thiện chất lượng cuộc sống, và đảm bảo người dân có điều kiện sống tốt hơn. Đồng thời, cũng quan tâm đến việc phát triển hạ tầng và dịch vụ tại nông thôn.
Với những kết quả đạt được đã triển khai trong thời gian qua, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ XDNTM vào năm 2024, là một minh chứng khẳng định tỉnh Trà Vinh thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền và Nhân dân trong xây dựng nông thôn phồn thịnh, hiện đại và bền vững. Đến cuối tháng 7/2024, Trà Vinh có 09/09 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; trong đó có 02 huyện được công nhận huyện NTM nâng cao (Cầu Kè, Tiểu Cần) và tỉnh Trà Vinh đạt 08/08 nội dung tỉnh NTM.
Ngày 27/02/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU, ngày 19/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, HĐND tỉnh xây dựng 08 nghị quyết và UBND tỉnh ban hành, tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Phát huy tốt vai trò của Hội Nông dân, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật, kiến thức sản xuất, kinh doanh, khoa học - công nghệ; đẩy mạnh các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa NTM, bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng gia đình, ấp văn hóa...
Các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiếp tục được quan tâm; cơ cấu sản xuất tiếp tục chuyển đổi theo nhu cầu của thị trường. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ổn định, quy mô lớn; từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nhân rộng được một số mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế tương đối khá; việc xây dựng nhãn hiệu và mã số vùng trồng được quan tâm thực hiện.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Trà Vinh, gần 100% diện tích sản xuất lúa được thực hiện bằng cơ giới hóa ở khâu thu hoạch.
Đồng chí Huỳnh Kim Nhân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND của UBND tỉnh, đến năm 2030, có 70% xã đạt chuẩn NTM nâng cao (trong đó, có 40% xã NTM kiểu mẫu); 04/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao (trong đó, có 01 đơn vị huyện đạt NTM kiểu mẫu). Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt trên 90%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn dưới 30%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%...
Tiếp tục cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; theo đó, một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại Kế hoạch số 14/KH-UBND, đề ra: cần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện thực hiện Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 13-CTr/TU, ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát triển kinh tế nông nghiệp đến năm 2025; Quyết định số 1122/QĐ-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 47/KH-UBND, ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.