23/02/2021 13:51
Nông dân Thạch Cưng (trái) trao đổi với các thành viên Hội Nông dân xã về hiệu quả của mô hình trồng ngò gai xen cây gấc.
Ông Dương Văn Khén, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cầu Kè, chia sẻ: năm 2020, đơn vị đã cho vay 92,334 tỷ đồng, với 4.040 lượt hộ được vay gồm nhiều chương trình tín dụng, như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Đặc biệt, trong thực hiện phát triển kinh tế hộ, các ngành đoàn thể thông qua nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH đã bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương trong phát triển kinh tế, trong này, đầu tư ở các mô hình như chăn nuôi (bò, gà, vịt...), mua bán nhỏ, sản xuất nông nghiệp. Riêng trong năm 2020 và năm 2021, trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất của huyện Cầu Kè, ngân hàng đã đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng cho 31 hộ trồng gấc xen ngò gai, tại xã Phong Phú, Hòa Ân, Hòa Tân, Phong Thạnh.
Đến ngày 31/12/2020, tổng dư nợ ủy thác cho vay qua 04 tổ chức Hội đoàn thể ở huyện Cầu Kè đạt 309,869 tỷ đồng, tăng 25,364 tỷ đồng so với đầu năm. Hội Nông dân có 113 tổ tiết kiệm vay vốn, với dư nợ đạt 109,436 tỷ đồng, tăng 8,381 tỷ đồng so với đầu năm, có 5.236 hộ vay. Hội Liên hiệp phụ nữ có 113 tổ tiết kiệm vay vốn, với 5.187 hộ vay, tổng dư nợ đạt 104,587 tỷ đồng, tăng 9,963 tỷ đồng so với đầu năm. Hội Cựu chiến binh có 64 tổ tiết kiệm vay vốn, với 2.767 hộ vay, tổng dư nợ đạt 60,673 tỷ đồng, tăng 4,219 tỷ đồng so với đầu năm. Đoàn Thanh niên có 41 tổ tổ vay vốn tiết kiệm với 1.725 hộ vay, tổng dư nợ 35,173 tỷ đồng, tăng 2,953 tỷ đồng so với đầu năm. |
Cùng với đó, để đảm bảo cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã đầu tư cho vay Chương trình hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 11/11 xã, thị trấn của huyện Cầu Kè với tổng số hộ được vay là 175 hộ, số tiền 5,028 tỷ đồng để giải quyết việc làm nhàn rỗi tại địa phương cho những hộ đã thoát nghèo nhưng không tiếp cận được nguồn vốn vay để thực hiện phương án nuôi gia súc, gia cầm, mua sắm máy cày, máy xới, đan đát, cải tạo vườn tạp... hiện nay, các hộ vay đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả.
Nông dân Thạch Cưng, ấp IV xã Phong Phú phấn khởi cho biết: tháng 10/2020, gia đình được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng để trồng 120 cây gấc và 1.200m2 ngò gai. Hiện nay, ngò gai đã bắt đầu cho thu nhập, từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 3,5-04 tháng và trung bình mỗi đợt thu hoạch khoảng 01-1,2 tấn/1.200m2 và thời gian thu hoạch của 01 chu kỳ ngò gai khoảng 03 đợt. Với giá thu mua có bao tiêu hiện nay là 6.000 đồng/kg, trong này, mỗi đợt thu hoạch ngò gia đình thuê 04-05 lao động tham gia cắt ngò, với mức giá 2.000 đồng/kg ngò. Đây là nguồn thu khá ổn định cho trang trãi trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, riêng nguồn thu từ cây gấc phải sau 07-08 tháng và giá gấc cũng khá hấp dẫn cho người trồng (10.000-15.000 đồng/kg).
Ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Phú cho biết: thông qua nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân xã đã đầu tư cho 19 tổ với 905 hộ vay, số tiền hơn 18 tỷ đồng; riêng về mô hình trồng ngò xen với gấc có 29 hộ với số vốn đầu tư 240 triệu đồng, diện tích 6,8ha. Nhìn chung mô hình đầu tư trồng ngò kết hợp trồng gấc có nhiều triển vọng trong thời gian tới và là cây giúp xóa nghèo cho nông dân. Do đây là cây màu cho hiệu quả kinh tế cao và thời gian trồng ngắn, phù hợp với các gia đình ít đất canh tác; đầu ra của sản phẩm đã có liên kết bao tiêu nên người trồng cũng an tâm hơn.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.