19/06/2024 07:42
Trên tuyến kênh 3 tháng 2, từ huyện Trà Cú - Tiểu Cần, đã đầu tư hàng chục kênh xường nhằm giúp đồng bào Khmer sản xuất lúa đạt năng suất cao.
Đó là Kế hoạch số 81-KH/TU, ngày 23/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030...
Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả khả quan, công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhiều mô hình sản xuất trong đồng bào Khmer đạt hiệu quả kinh tế cao, hình thành và phát triển các làng nghề và nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã trong vùng đồng bào Khmer hoạt động hiệu quả… Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer năm sau cao hơn năm trước.
Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa, ấp NTM; hộ sử dụng điện 99,42%/tổng số hộ dân toàn tỉnh; 100% hộ đồng bào Khmer sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, vùng đồng bào Khmer chú trọng xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, hiện toàn tỉnh có 50/168 hợp tác xã trong vùng đồng bào Khmer, góp phần liên kết tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer.
Với sự hỗ trợ của Nhà nước, các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, động viên hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong phát triển kinh tế - xã hội; qua đó hộ nghèo, cận nghèo là Khmer giảm mạnh. Năm 2018, hộ nghèo Khmer 10.079 hộ, chiếm 11,27%/tổng số hộ Khmer và chiếm 61,40%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo Khmer 11.892 hộ, chiếm 13,30%/tổng số hộ Khmer và chiếm 51,60%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Năm 2019, hộ nghèo Khmer 5.394 hộ, chiếm 6,05%/tổng số hộ Khmer và chiếm 58,54%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo Khmer 10.181 hộ, chiếm 11,42%/tổng số hộ Khmer và chiếm 52,28%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Năm 2020, hộ nghèo Khmer 2.863 hộ, chiếm 3,21%/tổng số hộ Khmer và chiếm 55,02%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo Khmer 8.916 hộ, chiếm 9,99%/tổng số hộ Khmer và chiếm 53,55%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh. Năm 2021, hộ nghèo Khmer 803 hộ, chiếm 0,89%/tổng số hộ Khmer và chiếm 50,09%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo Khmer 7.043 hộ, chiếm 7,81%/tổng số hộ Khmer và chiếm 54,49%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ); hộ nghèo Khmer 6.478 hộ, chiếm 7,19%/tổng số hộ Khmer và chiếm 63,47% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; tổng số hộ cận nghèo Khmer 8.997 hộ, chiếm 9,98%/tổng số hộ Khmer và chiếm 52,26%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, ngày 27/01/2021 của Chính phủ). Năm 2022, hộ nghèo Khmer 3.239 hộ, chiếm 3,61%/tổng số hộ Khmer và chiếm 59,94%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo Khmer 5.267 hộ, chiếm 5,87%/tổng số hộ Khmer và chiếm 48,30%/tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh.
Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 256.090ha, vượt 0,82% kế hoạch (tăng 5.504ha so cùng kỳ), tổng sản lượng đạt 2,69 triệu tấn (tăng 149,37 ngàn tấn). Trong đó, ở các vùng đồng bào Khmer, đối với lúa, cơ cấu lại mùa vụ, thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống từ giống lúa có chất lượng trung bình sang giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng diện tích gieo trồng 203.364ha, vượt 0,96% kế hoạch (tăng 4.319ha so cùng kỳ), năng suất 5,48 tấn/ha (tăng 0,14 tấn/ha), ước sản lượng 1,11 triệu tấn, vượt 1,43% kế hoạch (tăng 51,96 ngàn tấn so cùng kỳ).
Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác, diện tích gieo trồng 52.726ha, vượt 0,27% kế hoạch (tăng 1.185ha so cùng kỳ), sản lượng đạt 1,58 triệu tấn (tăng 97,41 ngàn tấn). Đáng chú ý, vùng đồng bào Khmer hình thành nhiều vùng chuyên canh màu, năng suất, sản lượng và tạo hiệu quả kinh tế cao; nhất là mô hình trồng bắp giống của đồng bào Khmer huyện Cầu Ngang.
Đồng chí Lê Phước Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh, cho biết, những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, nên hệ thống thủy lợi của tỉnh đã phủ đầy và khép kín. Hiện Công ty đang quản lý, khai thác: Tiểu dự án Nam Măng Thít do Bộ NN-PTNT đầu tư và 14 hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư từ ngân sách tỉnh: hệ thống thủy lợi nội đồng Mỹ Văn - Rùm Sóc; cống Cái Hóp, cống Láng Thé, Tầm Phương, Chà Và, Thâu Râu, Hàm Giang, Trà Cú, Vàm Buôn, Bắc Trang - Trẹm, Cần Chông, Nhà Thờ, kênh 3/2, Long Hòa - Hòa Minh và vùng kiểm soát mặn ngoài vùng dự án Nam Măng Thít (từ Quốc lộ 53 đến tuyến đê biển thuộc một phần các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang). Ngoài ra, còn 10 dự án nuôi thủy sản ven biển, với 102km đê sông, 204km bờ bao, 15km kè bảo vệ sông; có 189 cống (gồm cống đầu mối 50 cái, khẩu độ từ 02-100m và 139 cống cấp II khẩu độ từ 1,5-10m); 1.109 kênh (gồm 161 kênh tạo nguồn và cấp I dài 890.509km, 948 kênh cấp II dài 1.764.624km); 07 trạm bơm điện và 14 trạm đo nước tự động.
|
Năm 2023, kết quả đầu tư thủy lợi vùng có đông đồng bào Khmer hiệu quả phải kể đến trạm bơm Kênh 3 tháng 2, nhằm từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhờ đó, vụ lúa đông - xuân năm 2023 - 2024, trên địa bàn huyện Trà Cú, nông dân hưởng lợi từ trạm bơm, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, ở xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú), Đôn Xuân (huyện Duyên Hải), trước đây là “vùng đất khó”, thường gặp khó khăn về nguồn nước ngọt khi vào thời điểm khô hạn, mặn… nhưng vụ đông-xuân 2023 - 2024, nông dân Khmer có đủ nguồn nước phục vụ sản xuất lúa và cho năng suất cao.
Theo đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, đời sống vật chất đồng bào Khmer năm sau cao hơn năm trước có nhiều nguyên nhân: tác động từ các chính sách; vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự điều hành của chính quyền; sự vào cuộc tích cực của các đoàn thể... đặc biệt là sự nỗ lực của đồng bào Khmer; tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc được phát huy. Đây là động lực “đòn bẩy” để chung sức cùng Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM trước năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Năm 2023, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trà Vinh xếp thứ 07 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiếp tục nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước, đạt mục tiêu đề ra. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và cam kết của tỉnh Trà Vinh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường sức mạnh kinh tế.