26/01/2025 04:51
Sản phẩm tôm khô của cơ sở sản xuất tôm, cá khô Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (do ông Dương Tiến Hải làm chủ cơ sở) tham gia trưng bày nhân sự kiện tuần lễ khởi nghiệp.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh, cụ thể của 04/05 chỉ tiêu có thứ hạng đánh giá thuộc nhóm 05/63 tỉnh, thành phố tốt nhất cả nước: doanh nghiệp (DN) đánh giá việc tuyển dụng cán bộ kỹ thuật và quản lý, giám sát tại tỉnh dễ dàng; về chất lượng của giáo dục dạy nghề và chất lượng của giáo dục phổ thông tại tỉnh rất tốt (02 chỉ tiêu này đã cải thiện hơn 20 thứ hạng so với năm 2022). Tỷ lệ khá cao DN cho rằng việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng…
Tuy nhiên, DN cũng chỉ ra những hạn chế: tỷ lệ lao động tại DN đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh còn thấp, tuy được ghi nhận tốt hơn năm 2022, nhưng vẫn hạn chế so với trung bình cả nước. Đồng thời, một số chỉ tiêu bị đánh giá hạn chế năm 2022 chưa được khắc phục; tiếp tục có kết quả xếp hạng thấp trong năm 2023 như: tính tổng chi phí kinh doanh thì chi phí tuyển dụng lao động và đào tạo lao động tại tỉnh cao; chưa cải thiện được ý thức của người lao động tại địa phương, nên lao động chưa đáp ứng hoàn toàn hoặc phần lớn nhu cầu sử dụng của DN...
Theo đồng chí Trịnh Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi xác định những ưu điểm, hạn chế năm 2023, với trách nhiệm được giao phụ trách chỉ số thành phần Đào tạo lao động, năm 2024, Sở đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, nhằm cải thiện các chỉ tiêu hạn chế.
Đầu năm 2024, Sở chỉ đạo các địa phương, khẩn trương triển khai dự toán, kế hoạch thực hiện các nguồn vốn của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về hoạt động GDNN, hỗ trợ việc làm bền vững. Trong đó, tập trung ưu tiên rà soát dự báo nhu cầu học nghề số lao động ở địa phương, tổ chức đào tạo nghề phù hợp và gắn với giải quyết việc làm.
Các cơ sở GDNN, các DN, đào tạo nghề cho 23.737 người, đạt 103,2% chỉ tiêu năm 2024. Đến nay, các cơ sở GDNN đã tổ chức tư vấn nhận hồ sơ tuyển sinh các cấp trình độ cho 10.587 người, đạt 55,72% kế hoạch. Trong năm 2024, thực hiện đào tạo nghề cho 19.000 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm đạt 69,67% (đạt 100% chỉ tiêu 2024). Trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36,10% (đạt 100% chỉ tiêu 2024).
Công tác lao động, việc làm, năm 2024 toàn tỉnh đưa 1.530/900 người, đạt 170% so với kế hoạch; các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 14 phiên giao dịch việc làm, có 66 lượt DN và 2.779 lao động tham dự, tư vấn cho 12.501 lượt người đến tìm việc làm và 35.735 lượt lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hiện toàn tỉnh có 18 cơ sở GDNN, gồm có 02 Trường Cao đẳng (Trường Cao đẳng Nghề và Trường Cao đẳng Y tế); 07 Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long, huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; 03 trung tâm GDNN tư thục; 07 cơ sở giáo dục khác có đào tạo thường xuyên: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Sản xuất dịch vụ (CSP), Trung tâm Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Đại học Trà Vinh), Viện Phát triển nguồn lực (RDI), Trung tâm Nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng (CRCS), Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ đào tạo và Hợp tác DN.
Ngoài ra, còn có 20 DN, công ty, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tham gia hoạt động đào tạo nghề theo hình thức thường xuyên (kèm cặp, truyền nghề tại cơ sở), đào tạo sơ cấp góp phần giải quyết việc làm sau khi học nghề cho người lao động tại địa phương.
Năm 2024, các cơ sở GDNN, DN đã tuyển sinh, đào tạo nghề các cấp trình độ GDNN đã tuyển sinh, đào tạo 15.664 người, đạt 82% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng 981 sinh viên; trung cấp 1.186 học sinh; cơ cấp 2.094 học viên; đào tạo dưới 03 tháng 1.511 người, đào tạo theo hình thức kiềm cập nghề truyền nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật 9.892 người. Năm 2024 đã tuyển sinh, đào tạo cho 19.500 lao động, học sinh, sinh viên tham gia học các cấp trình độ đào tạo nghề, đạt 102,63% so với kế hoạch; góp phần lao động qua đào tạo đạt 69,67%; lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 36,10%.
Từ thực tế đó, phấn đấu chỉ số thành phần Đào tạo lao động năm 2024 khắc phục 06/11 chỉ tiêu DN đánh giá thấp và tiếp tục duy trì phát huy 05/11 chỉ tiêu đạt kết quả tốt so với trung vị cả nước. Phấn đấu năm 2024 tăng từ 10 hạng trở lên so với năm 2023, đạt từ thứ hạng 36/63 tỉnh, thành phố cả nước.
Nỗ lực năm 2025, tạo việc làm mới cho 23.000 lao động; đưa 900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; thất nghiệp dưới 02%; lao động qua đào tạo 70,02%, trong đó lao động có văn bằng chứng chỉ đạt 36,20%. Về chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo năm 2025 của các cơ sở GDNN trong tỉnh đăng ký tuyển sinh đào tạo nghề cho 19.000 người; trong đó, đào tạo trung cấp, cao đẳng 1.630 người (cao đẳng 765 người, trung cấp 865 người); đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng 4.500 người (đào tạo theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình đào tạo khác); trong đó, sơ cấp 2.000 người (trong đó đào tạo cho thanh niên xuất ngũ là 300 chỉ tiêu); đào tạo dưới 3 tháng 2.500 người; đào tạo thường xuyên cho người lao động 12.870 người (theo hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề).
|
Năm 2025, nhằm tiếp tục nâng thứ hạng chỉ số thành phần Đào tạo lao động, Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến đối với trình độ cao đẳng và trung cấp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo bằng hình thức trực tuyến đối với năm học 2024 - 2025. Đôn đốc, theo dõi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc phối hợp với doanh nghiệp trong khâu đào tạo lao động. Thường xuyên đánh giá và nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo nghề lao động nông thôn giúp người lao động có kỹ năng nghề phù hợp với việc làm.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Quá trình tập trung xây dựng và được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn Trà Cú có nhiều đổi thay tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong không khí Xuân tràn ngập đường làng, ngõ xóm ở các địa phương trong huyện. Cùng với đó là những gương mặt tươi vui của người dân sau một năm lao động sản xuất đạt những thành quả nhất định.