04/10/2022 05:29
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1808/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch PCTT trên địa bàn tỉnh năm 2021.
Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, xử lý tình huống, sự cố tại chỗ của các cấp, các ngành trong công tác ứng phó với thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh; chủ động triển khai công tác PCTT, tìm kiếm cứu nạn (TKCN) để ứng phó kịp thời với các loại hình thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; quán triệt, thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
Theo đó, xác định cấp độ rủi ro thiên tai đối với các loại hình thiên tai ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh, đánh giá tác động của thiên tai đến hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả; rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, các khu vực trọng điểm để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, ven biển đến nơi an toàn khi có tình huống xấu xảy ra.
Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở, giao thông, điện, nước, nhà cửa,... nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của Nhân dân; chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời, tự giác tham gia trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; công tác PCTT và TKCN phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCTT, ảnh hưởng của thiên tai đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Bên cạnh đó, nhằm để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá hiện trạng công tác PCTT trên địa bàn tỉnh; hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến PCTT; hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp; xác định, đánh giá rủi ro thiên tai: đánh giá tình hình thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương; các biện pháp PCTT; lồng ghép các nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lực để thực hiện kế hoạch năm 2022: nguồn nhân lực khoảng 19.101 người; kinh phí ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, Quỹ PCTT tỉnh, lồng ghép từ các dự án khác dự kiến để khắc phục, sửa chữa khi bị ảnh hưởng do thiên tai là 3,62 tỷ đồng.
CÔNG THÀNH
Sáng ngày 02/4, Dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh (CSAT) phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Hiệp Chí (đơn vị tư vấn) tổ chức hội thảo tham vấn Kế hoạch hành động chuỗi giá trị chủ lực của tỉnh (VCAP) trong khuôn khổ Dự án CSAT Trà Vinh.