06/11/2023 07:24
Rẹm, nhiều nơi gọi là rạm, cũng có nơi lúc rẹm lúc rạm lẫn lộn, là loài thủy sản thuộc họ giáp xác nhà cua, phân bổ nhiều ở những cánh đồng vùng thổ nhưỡng nước lợ. Nếu phân định vai vế anh em theo kích thước thì rẹm thuộc hàng em áp út của các loài cua biển, cua đồng, ba khía và chỉ lớn hơn các em còng, cáy đôi chút. Thân rẹm có dạng gần vuông, khi trưởng thành to cỡ hai phân khá đều nhau, mình dẹp, ngoe và càng đều nhỏ, sức kẹp, cào cấu không đáng kể nên khả năng tự vệ không cao. Bù lại, tạo hóa ban cho chúng sự nhanh nhẹn phi phàm, thoắt ẩn thoắt hiện, khi tính mạng bị đe dọa.
05/06/2023 14:47
Giờ đã gần cái tuổi thất thập cổ lai hi, ấy vậy mà đôi khi cõi lòng trống vắng buồn tênh, có lúc nao nao nhớ về thời tuổi thơ hồn nhiên sống bên cha mẹ. Triết lý mà nói thì thì con người ta dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa cũng luôn cần những lời răn bảo của cha mẹ. Lời khuyên ấy luôn là liều thuốc nhiệm mầu giúp ta chính chắn, hoàn thiện hơn. Cha mẹ chính là cây cao bóng cả, lá ánh đuốc soi đường đưa chúng ta đi đúng đường quang nẻo phải…
06/05/2023 09:17
Ở nông thôn miền Tây Nam Bộ, cho đến giữa thập niên cuối của thế kỷ XX, hơn chín mươi phần trăm nhà cửa của người dân vẫn là nhà cột cây mái lá. Hầu hết là nền đất, bộ khung (cột, kèo, đòn tay…) bằng tre hoặc bạch đàn tạm bợ; những người dư dã hơn, cố gắng dành dụm cả đời sắm bộ khung gỗ núi, cất nhà kê lót gạch tàu, còn mái và vách vẫn đều bằng lá dừa nước. Cả xóm, cả làng chỉ năm bảy ngôi nhà tường lợp ngói hoặc lớp fibro xi măng của những người giàu có. Đến đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ này mới giảm đi một cách nhanh chóng, mà bây giờ nhiều khi chạy xe hàng chục cây số vẫn không tìm đâu ra một căn nhà lá đúng nghĩa là nhà ở.
01/04/2023 09:23
Đọc Sơn Nam, các thế hệ độc giả Nam Bộ hào hứng với một Mùa len trâu đặc trưng của vùng nước nổi tứ giác Long Xuyên. Trong khi đó, ở các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ, trong tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống lại có “mùa trâu… rút dàm thả lang” khá kỳ thú. Rút từ ký ức chưa xa đó, chúng tôi cố gắng giúp bạn đọc trẻ hình dung cái cách mà cha ông ta đã sống, lao động với biết bao sáng tạo ngay trên mảnh đất mà chúng ta đang sống hôm nay.
24/03/2023 16:29
Những năm từ thập kỷ 1980 đổ về trước, hầu hết những cánh đồng bạt ngàn trên vùng đất Trà Vinh, người nông dân chỉ làm một vụ lúa mùa, tương ứng với mùa mưa, cũng là mùa nước nổi. Còn suốt mùa nắng, từ trước Tết Nguyên đán, cho đến đầu mùa mưa, thậm chí kéo dài đến tháng Bảy, tháng Tám âm lịch là minh mông đồng trống, nhiều cỏ lắm năn, tạo môi trường thuận lợi cho các chủng loài thủy sản sinh sôi nẩy nở.
16/03/2023 15:51
Cũng cần nói ngay, những người đã từng ăn và còn nhớ món ăn vừa lạ lùng vừa ngọt thơm khó cưỡng này, chắc chắn ít nhất cũng đã bước vào tuổi sáu mươi. Bởi lẽ, từ sau thập niên 1980, tép bạc đất tự nhiên trên cánh đồng nước lợ Trà Vinh ngày càng khan hiếm, trở thành loại thủy đặc sản dành cho giới nhà giàu và chương trình điện khí hóa nông thôn đã đẩy dần chiếc đèn dầu phổ biến hồi đó vào miền ký vãng.
11/03/2023 13:09
Ở miền Nam Việt Nam, từ thập niên 1970 trở về trước, cá cháy Cầu Quan (thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) là loại thời trân nức tiếng được giới sành ăn ưa chuộng. Nhiều người, sau dịp tết Nguyên đán, không quản đường sá khó khăn, lặn lội tàu xe, tìm về xứ đạo Công giáo xa xôi, cốt chỉ để được thưởng thức món cá cháy tươi ngon. Nhả du khảo Nguyễn Liên Phong, trong quyển “Nam kỳ - Phong tục, nhơn vật diễn ca” xuất bản đầu thế kỷ XX, đã khẳng định vị thế của cá cháy Cầu Quan trong hàng đặc sản Nam kỳ:
23/02/2023 08:04
Cá kèo bản địa hay cá kèo tự nhiên là loại cá mình tròn, thân thon dài, có vãy nhuyễn, sinh sống thành đàn tập trung ở những cánh rừng ngập mặn hay những cánh đồng ven biển Nam bộ. Hằng năm, cứ vào tháng Mười, tháng Mười một âm lịch, khi mùa mưa đã chấm dứt, gió chướng thông ngọn cũng là lúc cá kèo đồng loạt trưởng thành, to cỡ ngón tay người lớn, tìm đường ra biển, bắt đầu chu kỳ sinh sàn mới. Đó chính là thời điểm mà người nông dân các xã ven biển vào vụ thu hoạch cá kèo, kéo dài cho đến tận tháng Giêng, tháng Hai sau tết Nguyên đán.