27/06/2022 17:18
Nhà vườn Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè thi hoạch chôm chôm.
Ông Phạm Văn Kha, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết: địa phương có thế mạnh là kinh tế vườn, những năm qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao từ 03 - 05 lần so với trước đây. Đối với cây cam sành, đạt từ 270 - 300 triệu đồng/ha/năm, chôm chôm từ 150 - 170 triệu đồng/ha/năm… Trong 06 tháng đầu năm 2022, nông dân trong huyện đã cải tạo được 35,4ha vườn có cây ăn trái già cõi, vườn tạp thành vườn chuyên canh; chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang vườn cây ăn trái được 178,5ha (trong đó chuyển đổi từ lúa sang trồng dừa 14,7 ha).
Để hỗ trợ nông dân tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, đến cuối tháng 6/2022, ngành nông nghiệp huyện đã thẩm định 07 dự án, trong đó có 06 dự án trồng cam và 01 dự án trồng dừa ở các xã Thạnh Phú, Thông Hòa, Ninh Thới, tổng diện tích 72,896ha, có 150 hộ.
Hỗ trợ “Dự án tưới tiên tiến, tiết kiệm nước” theo Nghị định số 98/2019/NQ-HĐND, ngày 10/12/2019, trên địa bàn xã Hòa Tân (04 hộ, diện tích 4,5ha). Xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đã đầu tư mô hình “Liên kết sản xuất lúa thương phẩm kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh vụ lúa hè - thu 2022 trên địa bàn xã Thông Hòa”, diện tích 26,9ha của 25 hộ; mô hình “Sản xuất lúa thương phẩm kết hợp sử dụng phân hữu cơ bằng phương pháp cấy vụ lúa hè - thu 2022” tổng diện tích 10,3ha của 07 hộ tham gia.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.