03/11/2023 15:38
Bà Nhu Nguyễn Ân Linh, Quản lý Dự án miền Nam thông tin về Dự án Sinh kế Trà Vinh.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Phan Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Trà Vinh; Lâm Quang Thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Huỳnh Văn Út, Bí thư Đảng ủy xã Bình Phú; bà Nhu Nguyễn Ân Linh, Quản lý Dự án miền Nam (Tổ chức Samaritan’s Purse); đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng với 30 hộ dân được nhận bò.
Dự án đã trao 30 con bò cái/30 hộ; trọng lượng mỗi con bò dao động từ 300 - 350kg/con (trị giá khoảng 28 triệu đồng/con). Ngoài việc được hỗ trợ 01 con bò, mỗi hộ còn được dự án tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò theo hướng nuôi sinh sản; hỗ trợ một phần kinh phí làm chuồng trại nuôi, mua phân bón và cỏ giống để trồng… nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm (cỏ tươi). Bò được bàn giao đã thực hiện tiêm phòng đủ liều vắc-xin theo quy định của ngành Thú y và thực hiện theo dõi 30 ngày tại trang trại bò, trước khi chuyển giao cho hộ nhận bò.
Đồng chí Huỳnh Văn Út, Bí thư Đảng ủy xã Bình Phú phát biểu tại lễ bàn giao bò.
Phát biểu tại buổi lễ trao bò, đồng chí Huỳnh Văn Út, Bí thư Đảng ủy xã Bình Phú cam kết sẽ quản lý, giám sát đối với các hộ được nhận bò nuôi. Đây là điều kiện để địa phương đẩy nhanh mô hình phát triển chăn nuôi cho người dân, tạo sinh kế ổn định và tận dụng hiệu quả nguồn lao động nông nhàn tại địa phương.
Các hộ nhận bò trong Dự án còn tổ chức thành lập 08 tổ hợp tác nuôi bò ở 02 ấp Phú Hưng 1 và Phú Hưng 2; hiện trên địa bàn xã Bình Phú có trên 3.000 con bò được người dân phát triển nuôi theo hình thức hộ gia đình.
Đồng chí Phan Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Trà Vinh thăm hỏi các hộ được trao bò trong Dự án Sinh kế Trà Vinh.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Vụ màu mùa khô năm 2025, nông dân huyện Trà Cú xuống giống trên 4.589ha, đạt 43,49% kế hoạch năm. Đây là năm có nhiều diện tích màu được các doanh nghiệp ký kết với nông dân ở các xã Hàm Giang, Long Hiệp, Ngọc Biên, Đại An... sản xuất theo hướng liên kết bao tiêu sản phẩm (bí đỏ và bắp giống). Qua đó, tạo an tâm cho người sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 - 02 lần so với các cây màu truyền thống.