06/07/2021 09:18
Mô hình trồng nấm (nấm bào ngư, nấm chân dài) là một trong các mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả ở TPTV với lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/năm.
Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giai đoạn 2021 - 2025, TPTV đã xác định thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện mới theo hướng toàn diện, đồng bộ. Trong đó, thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp cụ thể trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, hiệu quả cao.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, ngày 19/3/2021 của HĐND tỉnh về “ban hành quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025” và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn TPTV năm 2021, trong 06 tháng đầu năm 2021, TPTV đã chuyển 5,8ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa (4,1ha ở Phường 8, Phường 9, xã Long Đức), trồng rau màu (01ha, ở xã Long Đức) và một số loại cây ăn trái khác; tổ chức tuyên truyền phòng, chống hạn, xâm nhập mặn; tư vấn cho gần 300 hộ dân về kỹ thuật nuôi các loài thủy sản, trồng màu an toàn, nuôi gà thảo dược... tập trung ở địa bàn có nhiều đất sản xuất nông nghiệp (Phường 9, xã Long Đức). Trong sản xuất, nông dân đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, sử dụng cây, con giống chất lượng, góp phần tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từng bước chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
06 giải pháp phát triển nông nghiệp chất lượng cao, thích ứng với biển đổi khí hậu trên địa bàn TPTV giai đoạn 2021-2025 (1) Khảo sát đánh giá tổng thể nông nghiệp của từng phường, xã. Triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP tại các địa phương để đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển khởi nghiệp nông thôn và kinh tế hợp tác kết hợp với phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân. (2) Duy trì một số loại hình, giống cây, con phù hợp; hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung như vùng trồng rau an toàn Phường 9, xã Long Đức; vùng trồng hoa kiểng Phường 4, xã Long Đức; vùng trồng cây ăn trái xã Long Đức. (3) Định hướng, lựa chọn một số cây, con mới có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, như dừa dứa, hoa cao cấp, dưa lưới, chanh dây, đinh lăng cấy mô, cá bống tượng... (4) Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (5) Về cơ chế chính sách, triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. (6) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là người đứng đầu đơn vị, địa phương về bản chất và xu thế phát triển của kinh tế nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
|
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND TPTV, tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn chậm, đến nay chưa có nhiều nhiều mô hình đầu tư hiệu quả để triển khai nhân rộng. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND, ngày 17/12/2020 của HĐND TPTV về việc giám sát việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn TPTV đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND TPTV cho biết: UBND TPTV đã tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn TPTV (giai đoạn 2019 - 2020); đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, phân tích nguyên nhân. Qua đó, xác định nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả hơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. UBND TPTV phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng ngành chuyên môn, tập trung triển khai thực hiện các nhóm giải pháp về khoa học công nghệ; chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; bố trí ngân sách phù hợp để từng bước xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, như thủy lợi, giao thông...
Theo ông Huỳnh Văn Hưởng, nông dân ở ấp Kinh Lớn, xã Long Đức: làm nông nghiệp ở thành phố hiện nay, trừ việc diện tích đất không được nhiều, còn lại có nhiều thuận lợi lắm. Tuy nhiên, để nâng giá trị nông sản cần phải áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và rất cần sự liên kết để tìm đầu ra ổn định. Có vậy nông dân mới yên tâm đầu tư sản xuất. Và ông Hưởng đang tiên phong thực hiện mô hình trồng chanh dây BR1 có liên kết theo chuỗi giá trị (liên kết với Công ty TNHH xuất nhập khẩu chanh dây leo Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh bao tiêu sản phẩm cho nông dân thực hiện mô hình).
TPTV đã và đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị. Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi cho biết thêm: do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng... diện tích đất nông nghiệp ở TPTV đã và đang chuyển dần sang mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác, do biến động của giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh... gây khó khăn cho nông dân. Vì vậy, phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở TPTV là giải pháp tối ưu, góp phần nâng giá trị, hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cũng là giải pháp cho cảnh quan đô thị TPTV, cải thiện sức khỏe cộng đồng, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo Kế hoạch số 54/KH-UBND, ngày 24/5/2021 của UBND TPTV về “phát triển nông nghiệp chất lượng cao, thích ứng với biển đổi khí hậu trên địa bàn TPTV giai đoạn 2021-2025”, với quan điểm nông nghiệp chất lượng cao là quá trình chuyển đổi tất yếu từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghệ từng bước hiện đại, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, TPTV tận dụng diện tích đất nông nghiệp còn lại, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích; đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống có hiệu quả kinh tế, hình thành một số loại hình, chủng loại mới phù hợp với điều kiện đô thị hóa của thành phố.
Bài, ảnh: HÀ THANH
06 giải pháp phát triển nông nghiệp chất lượng cao, thích ứng với biển đổi khí hậu trên địa bàn TPTV giai đoạn 2021-2025 (1) Khảo sát đánh giá tổng thể nông nghiệp của từng phường, xã. Triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP tại các địa phương để đa dạng hóa hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển khởi nghiệp nông thôn và kinh tế hợp tác kết hợp với phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân. (2) Duy trì một số loại hình, giống cây, con phù hợp; hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung như vùng trồng rau an toàn Phường 9, xã Long Đức; vùng trồng hoa kiểng Phường 4, xã Long Đức; vùng trồng cây ăn trái xã Long Đức. (3) Định hướng, lựa chọn một số cây, con mới có năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, như dừa dứa, hoa cao cấp, dưa lưới, chanh dây, đinh lăng cấy mô, cá bống tượng... (4) Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (5) Về cơ chế chính sách, triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. (6) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là người đứng đầu đơn vị, địa phương về bản chất và xu thế phát triển của kinh tế nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. |
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.