22/02/2025 05:47
Mô hình nuôi tuần hoàn ếch - cá của anh Hứa Văn Hữu, ở ấp Ô Chích, xã Thông Hòa.
Thời gian qua, các cấp, các ngành trong huyện Cầu Kè đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi tuần hoàn và đã có không ít mô hình phù hợp với thực tế ở từng địa phương và bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Điển hình như mô hình nuôi bò vỗ béo, trùn quế, ếch và cá được Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Kè triển khai thực hiện thí điểm tại 03 xã Thông Hòa, Phong Thạnh và Hòa Ân.
Thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn được Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Kè vừa triển khai thực hiện thí điểm tại 06 hộ dân của 03 xã Thông Hòa, Phong Thạnh và Hòa Ân.
Theo đó mỗi hộ đầu tư nuôi 05 con bò vỗ béo, 4.000 con ếch giống và gần 420 con cá hỗn hợp, với tổng kinh phí trên 780 triệu đồng, trong này các hộ dân tham gia được nguồn kinh phí sự nghiệp của huyện hỗ trợ không hoàn lại 50% chi phí mua con giống ếch, cá, thức ăn chăn nuôi, với kinh phí hỗ trợ gần 140 triệu đồng, phần còn lại do các hộ dân tự đối ứng thực hiện.
Trong quá trình thực hiện các hộ dân tham gia mô hình được cán bộ Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn tận dụng chất thải trong chăn nuôi bò để nuôi trùn quế trên diện tích 10 mét vuông hộ, sau đó thu hoạch trùn quế làm thức ăn bổ sung cho ếch và cá, phân trùn quế làm nguồn phân bón cho cây trồng. Kết quả sau thời gian nuôi mỗi hộ thu hoạch 200kg trùn quế, 600kg ếch và 120kg cá thương phẩm, sau khi trừ các khoản chi phí mỗi hộ có lợi nhuận 20 triệu đồng.
Anh Hứa Văn Hữu, ở ấp Ô Chích, xã Thông Hòa là 01 trong 06 hộ tham gia thực hiện mô hình nuôi tuần hoàn cho biết: trước đây trong chăn nuôi bò, nguồn chất thải phân bò thường được phơi bán thô cho người dân về bón cho cây trồng hoặc bán cho thương lái mua về sơ chế, giá trị kinh tế không cao. Tháng 8/2024, được Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Kè chọn thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi tuần hoàn nuôi bò vỗ béo, trùn quế, ếch và cá, nhận thấy mô hình mới, phù hợp với điều kiện của gia đình nên anh đã mạnh dạn đăng ký thực hiện và bước đầu cho hiệu quả kinh tế thiết thực.
Anh Hữu cho biết: mô hình chăn nuôi tuần hoàn khép kín thật sự mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng chất thải của phân bò để nuôi trùn quế, sau đó lấy trùn quế làm nguồn thức ăn cho ếch và cá mục đích làm giảm được chi phí tiền mua thức ăn, trùn quế có độ đạm rất là cao làm tăng trọng kể cả cá và ếch, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp Ô Chích, xã Thông Hòa cũng là một trong những hộ dân tham gia mô hình nuôi tuần hoàn cho biết thêm: thấy mô hình nuôi tuần hoàn cho hiệu quả kinh tế, làm giảm được ô nhiễm môi trường, trước hết mình phải có con bò mình để lấy phân muôi trùn quế, sau đó lấy trùn quế trộn vào thức ăn cho con cá, ếch ăn rất mau lớn, người ta nuôi 03 tháng bán, thì mình nuôi hơn 02 tháng là bán được, thì hướng tới tôi phải kiên trì mô hình nuôi tuần hoàn này.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn là hoạt động chăn nuôi theo chu trình kép kín, giúp chất thải được xử lý làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mô hình nuôi tuần hoàn bò vỗ béo, trùn quế, ếch và cá được Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Kè triển khai thực hiện thí điểm tại 03 xã Thông Hòa, Phong Thạnh và Hòa Ân.
Đánh giá kết quả qua thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ông Lâm Tân Long, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Kè cho biết: Cầu Kè là một trong những địa phương phát triển nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, bên cạnh lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cũng là thế mạnh của huyện, hiện tổng đàn bò trên 17.000 con, lượng phân bò thải ra trên 250 tấn.
Hiện tại nông dân chưa có xử lý nguồn phân thải một cách hiệu quả, chủ yếu là bán thô với giá trị không cao, trước hiện trạng trên phía Trung tâm có xây dựng mô hình chăn nuôi tuân hoàn bò vỗ béo, trùn quế, ếch, cá đề nhằm tận dụng nguồn phân bò để nuôi trùn, sau đó dùng trùn để nuôi ếch cá, đồng thời sử dụng phân trùn để làm nguồn phân bón cho cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể vừa quaTrung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện xây dựng mô hình thực hiện 03 xã với 06 hộ dân tham gia, thì qua mô hình đã mang lại hiệu quả khả thiết thực, lợi nhuận 20 triệu đồng/hộ, qua kết quả này để làm cơ sở tuyên truyền, vận động nhân rộng ra các hộ còn lại tại địa phương.
Cầu Kè có quy mô đàn gia súc khá lớn, trong đó đàn bò trên 17.000 con, nuôi chủ yếu để lấy thịt. Tuy nhiên, phần lớn chăn nuôi truyền thống, lạc hậu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật hạn chế nên sản lượng thịt thấp, ô nhiễm môi trường. Với thành công của mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, trùn quế, ếch và cá có tính chất tuần hoàn đã mở ra tương lai cho chăn nuôi bò ở Cầu Kè phát triển trong thời gian tới.
Bài, ảnh: THÂN NI
Thực hiện kế hoạch phòng, chống khô hạn, triều cường và nước mặn xâm nhập mùa khô năm 2025, để chủ động đảm bảo trữ ngọt, phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Cầu Kè, năm 2025, huyện triển khai đầu tư nguồn vốn hơn 6,1 tỷ đồng để thực hiện nạo vét thủy lợi nội đồng; gia cố các bờ bao, mặt đập, lắp bọng và duy tu các công trình hạ tầng phục vụ giao thông vùng sản xuất lúa…