04/06/2024 08:21
Bà Thạch Thị Uy tiếp tục được hỗ trợ đầu tư (chu kỳ 02) nuôi vịt giống Grimaud để tạo nguồn thu nhập ổn định trong cuộc sống.
Trong đó, phải kể đến mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nuôi vịt thịt (giống Grimaud) theo hướng an toàn sinh học, đầu tư cho các hộ mới thoát nghèo ở xã Phong Thạnh, Phong Phú, Châu Điền, Hòa Tân và thị trấn Cầu Kè. Từ tháng 11/2023 triển khai thực hiện, mô hình đầu tư cho 25 hộ (150 con vịt/hộ) và thời gian đầu tư đối với nuôi vịt siêu thịt/06 chu kỳ (khoảng 03 tháng/chu kỳ nuôi). Sau 01 chu kỳ nuôi, trừ các chi phí, người nuôi thu vào trên 05 triệu đồng.
Bà Thạch Thị Uy, Ấp II, xã Phong Thạnh cho biết: gia đình không đất sản xuất, 02 vợ chồng hàng ngày đi làm thuê. Với hỗ trợ của địa phương đầu tư cho nuôi 150 con vịt thịt (06 chu kỳ nuôi); vụ nuôi vừa qua đã kết thúc, lợi nhuận khoảng 05 triệu đồng. Đầu tháng 5/2024, gia đình tiếp tục được hỗ trợ chu kỳ nuôi lần 02. Tuy thu nhập không nhiều, nhưng giúp gia đình tận dụng được thời gian rãnh để chăm sóc đàn vịt, có thêm trang trải cuộc sống. Từ nguồn vốn tích lũy, gia đình cũng đầu tư mua thêm vịt giống bên ngoài để thả vào nuôi.
Ông Thạch Tâm, ấp Giồng Dầu, xã Hòa Ân phấn khởi: vừa qua, gia đình được địa phương hỗ trợ 01 con bò sinh sản để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Hàng ngày, 02 vợ chồng đều đi làm thuê; tận dụng thời gian rãnh thì đi cắt cỏ cho bò. Nguồn thu nhập từ con bò sinh sản sẽ được gia đình tiết kiệm và tận dụng để đầu tư mở rộng trong chăn nuôi, tạo ổn định cho cuộc sống về sau.
Qua trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đặng Ngọc Cất, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Ân cho biết: địa phương được công nhận đạt xã NTM nâng cao; thông qua nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư, hỗ trợ cho người dân trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Riêng xã Hòa Ân có 18 hộ được đầu tư nguồn vốn nuôi bò sinh sản, các hộ khi nhận bò về nuôi đều phấn khởi và có sự đầu tư, chăm sóc tốt cho đàn bò; đây cũng là nguồn vốn tích lũy để từng hộ có kế hoạch phát triển chăn nuôi ổn định; bên cạnh công việc sinh kế hàng ngày của các lao động trong gia đình.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; theo đó, trong những tháng cuối năm 2024, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè sẽ triển khai giải ngân nguồn vốn trên 1,7 tỷ đồng để đầu tư cho 121 hộ nuôi bò sinh sản trên địa bàn 06/10 xã.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.