22/01/2020 15:17
Trong những ngày giáp Tết, về xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, nơi được nhiều người dân biết đến với sản phẩm bưởi da xanh, không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nông dân, mà còn là nông sản đạt chứng nhận VietGAP. Ông Nguyễn Quốc Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã Lương Hòa cho biết: Hiện xã có 265ha bưởi da xanh, tập trung ở ấp Ô Chích A, Ô Chích B, trong đó có 27,5ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, xã vận động nông dân ấp Bót Chếch, Bình La, Ba Se A… tập trung sản xuất rau màu theo hướng an toàn theo quy hoạch của xã, huyện 05ha/ấp. Để nâng cao giá trị, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm bưởi nói riêng và nông sản của xã nói chung, xã đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư. Riêng mô hình bưởi, xã tiếp tục vận động nông dân thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, mở rộng diện tích theo quy trình VietGAP, khuyến khích trồng xen canh dừa để tạo tán che mát cho cây bưởi, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định đầu ra.
Nông dân Dương Văn Khá, ấp Ô Chích A, xã Lương Hòa bao bộc quả bưởi chống sâu bệnh đục trái.
Nông dân Dương Văn Khá, ấp Ô Chích A, xã Lương Hòa hộ dân mạnh dạn chuyển đổi 1,7ha đất vườn tạp chủ yếu trồng dừa và xen canh vài cây cam, quýt; 03 năm gần đây, tôi chuyển 0,7ha vườn tạp sang trồng bưởi da xanh bước đầu hiệu quả kinh tế rõ rệt giá bán bình quân 33.000 đồng/kg bưởi da xanh, tổng lợi nhuận đạt từ 200 - 250 triệu đồng/năm. Những năm tiếp theo tôi chuyển toàn bộ diện tích trên sang trồng bưởi da xanh, trong đó có 0,7ha bưởi được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Theo ông Khá, bưởi da xanh từ khi trồng cho đến thu hoạch khoảng 04 năm. Tuy năng suất bưởi thu hoạch năm đầu đạt thấp trên 10 tấn/ha, nhưng bước sang năm thứ 2, bưởi cho năng suất cao bình quân 25 tấn/ha/năm. Từ khi ứng dụng sản xuất theo quy trình VietGAP, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giá bán cao hơn. Hiện tại ông Khá đang xử lý 0,7ha bưởi ra trái theo từng giai đoạn để phục vụ thị trường Tết, đồng thời đăng lý với địa phương ứng dụng 01ha bưởi còn lại sản xuất theo quy trình VietGAP để được cấp chứng nhận.
Đến ấp Bót Chếch, xã Lương Hòa thăm mô hình trồng màu theo hướng an toàn của bà Sơn Thị Sa Qui. Bà Qui cho biết: 05 năm nay, từ khi chuyển 0,35ha đất trồng lúa sang trồng dưa leo, khổ qua kinh tế cải thiện đáng kể, lợi nhuận cao gấp 03 - 04 lần so với cây lúa. Hiện 0,35ha dưa leo đang thu hoạch 300kg/ngày, giá bán 5.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 20 triệu đồng. Trồng dưa leo thời gian ngắn hơn 01 tháng cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 20 ngày kết thúc. Theo bà Qui, từ khi tham gia vào tổ hợp tác trồng màu theo hướng an toàn, giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm nâng lên, đầu ra ổn định hơn. Khi kết thúc vụ dưa leo này, tôi tận dụng liếp và giàn cũ trồng lại vụ dưa leo mới để phục vụ thị trường tết Nguyên đán.
Ngoài ra, tỉnh đang thực hiện ứng dụng, chuyển giao các quy trình ứng dụng công nghệ sinh học (sản xuất bắp biến đổi gen, sản xuất lúa lai, hoa lan cắt cành, nhân nuôi ong ký sinh trùng,…). Trong công tác sản xuất giống đã hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp với tỷ lệ sáp/quầy đạt 90%. Áp dụng công tác tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm nước trên các loại cây đậu phộng, rau, màu các loại và cây ăn trái với 5.000ha. Ứng dụng phao quan trắc - ứng dụng điện toán đám mây nhằm quan trắc có cảm biến đo độ mặn, nhiệt độ, pH phục vụ sản xuất lúa thông minh.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.