12/03/2024 08:43
Trên cơ sở đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang bố trí cơ cấu sản xuất cây trồng phù hợp. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang luân canh một số loại cây trồng khác, có thị trường tiêu thụ ổn định như: dưa hấu, đậu phộng, bắp, ớt chỉ thiên,… và chuyển sang nuôi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Vùng thâm canh cây màu của người dân xã Mỹ Long Bắc mang lại lợi nhuận từ 120 - 150 triệu đồng/ha/năm. Trong ảnh: bà Lê Thị Nhì, ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc thu hoạch ớt.
Trong 02 tháng đầu năm 2024, các địa phương trong huyện xuống giống 8.285ha; trong đó, màu lương thực 1.070ha, màu thực phẩm 4.815ha (dưa hấu, cà các loại, dưa leo, khổ qua, ớt, bầu bí các loại và rau đậu các loại), màu công nghiệp 2.400ha chủ yếu là đậu phộng. Đến nay, nông dân trong huyện đã thu hoạch 2.740ha bắp, ớt, đậu phộng, dưa hấu...
Đối với cây lúa, huyện tiếp tục duy trì diện tích 22.723ha, mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ, lúa sạch an toàn trên vùng chuyên sản xuất lúa. Tập trung bố trí sản xuất từ 02 - 03 vụ lúa chủ yếu ở vùng có hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu nước tưới khi cần thiết.
Đến nay, nông dân xuống giống 6.648ha, đạt 120,9% so kế hoạch tập trung các xã: Nhị Trường, Trường Thọ, Kim Hòa, Long Sơn, Hiệp Hòa, Thuận Hòa, Thạnh HòaSơn, hiện trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đồng trổ; có 912ha lúa bị nhiễm sâu bệnh và hiện nay ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân phòng trị kịp thời.
Tin, ảnh: MỸ NHÂN
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang triển khai kế hoạch thi công các công trình kênh thủy lợi nội đồng mùa khô năm 2025. Vai trò của các kênh nội đồng đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng lực trữ ngọt trong sản xuất trước tình hình nước mặn xâm nhập và khô hạn; đặc biệt là ở cuối vụ lúa đông - xuân và đầu vụ lúa hè - thu. Bên cạnh đó, kênh thủy lợi nội đồng còn góp phần cung cấp nguồn nước cho một số vùng nuôi thủy sản kết hợp sản xuất 01 vụ lúa vùng ven biển...