10/08/2021 17:26
Nhà vườn ở ấp Hòa An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè thu hoạch ổi.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, tổng diện tích cam sành tại địa phương khoảng 2.000ha và gần 500ha ổi trồng xen trong vườn dừa, xoài… với năng suất bình quân ở cam sành đạt 70-80 tấn/ha/năm và cây ổi cho từ 100-105 tấn/ha/năm.
Tại xã Thạnh Phú, địa phương hiện có diện tích cam sành lớn nhất của huyện, với gần 900ha; trong này có khoảng 500ha đang cho trái. Ông Ngô Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết, hiện nay, toàn xã còn khoảng 400 tấn cam sành đang trong giai đoạn thu hoạch và giá cam sành được thương lái mua tại vườn dao động từ 14.000-16.000 đồng/kg, nhu cầu về đầu ra rất cao. Từ đầu năm đến nay, giá bán ổn định và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái đến thu mua cam cũng như lao động thu hoạch cam là người của địa phương đều tuân thủ theo khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nhà vườn Cao Thị Thu Thủy, ấp Hòa An, xã An Phú Tân có trên 0,3ha trồng giống ổi Nữ Hoàng cho biết, thời điểm thấp nhất, giá cũng trên 4.500 đồng/kg (giữa tháng 7/2021), tuy nhiên, hiện nay giá ổi tăng mạnh trở lại và đầu ra không đủ. Hiện giá ổi được thương lái thu mua tại vườn từ 7.000-7.500 đồng/kg; với diện tích 0,1ha, gia đình thu nhập trên 40 triệu đồng.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.