25/12/2024 12:14
Đại biểu tham dự hội nghị.
Đồng chí Huỳnh Kim Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chủ trì hội nghị; cùng tham dự có các đồng chí: Thái Phước Lộc, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; PGS.TS Lâm Thái Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh, UBND và Phòng NN-PTNT các địa phương và các thành viên HTX nông nghiệp trong tỉnh…
Thực hiện Quyết định số 1238/QĐ-UBND, các địa phương và HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận được đề án và vận dụng vào điều kiện thực tế (127/127 HTX nông nghiệp và 01 Liên hiệp HTX; các HTX đã thực hiện tốt khâu lịch thời vụ, giống, thủy lợi…). Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, địa phương lồng ghép tuyên truyền cho HTX và người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX và quy định về bảo vệ môi trường, giải pháp thích ứng với BĐKH được 122 cuộc/4.074 người tham dự.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường được 07 lớp, với 402 người dự; trang bị 42 thùng rác cho HTX chợ trong tỉnh (HTX Nhị Trường, HTX Thương mại Càng Long). Bố trí lắp đặt 10 bẫy đèn thông minh từ Dự án AMD Trà Vinh do Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam lắp đặt, các bẫy được lắp đặt trên 06/09 huyện, thị xã, thành phố.
Chương trình mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP); toàn tỉnh có 32 HTX/45 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP cho 04 HTX; 03 HTX hỗ trợ mua máy móc và trang thiết bị, dây chuyền sản suất. Kết nối, chia sẻ thông tin nằm hỗ trợ các sản phẩm làng nghề, sản phẩm của các HTX nông nghiệp và các sản phẩm OCOP của tỉnh; qua đó, có 25 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình “Hạt giống OCOP” giai đoạn 2024 - 2025; 08 cuộc hội chợ xúc tiến thương mại ở các tỉnh, thành.
Đồng chí Thái Phước Lộc, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh thảo luận về vai trò cầu nối cho HTX nông nghiệp với doanh nghiệp trong hỗ trợ, liên kết hỗ trợ đầu vào vật tư nông nghiệp.
Thực hiện liên kết và thu hút đầu tư; qua Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL): mô hình nuôi tôm sú- rừng được 06 điểm/60ha (huyện Duyên Hải); mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng luân canh lúa theo hướng hữu cơ 02ha/05 hộ tại xã Hòa Minh (huyện Châu Thành); mô hình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi trong vèo 08 điểm/08ha tại huyện Cầu Ngang, Châu Thành; mô hình nuôi cá thát lát kết hợp cá sặc rằn 04 điểm/1,2ha tại huyện Trà Cú…
Năm 2025, tiếp tục phối phợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH đối với 03 HTX tham gia mô hình thích ứng BĐKH (HTX nông nghiệp Ngọc Biên, huyện Trà Cú; HTX xoài cát chu An Lộc, huyện Cầu Kè; HTX nông nghiệp Ngọc Thạch huyện Cầu Ngang); các HTX tham gia đề án phát triển bền vững 01 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Phát triển các sản phẩm OCOP của các HTX nông nghiệp, phát triển du lịch nông thôn gắn với HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Huỳnh Kim Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu kết luận hội nghị.
Đồng chí Huỳnh Kim Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kết luận: việc triển khai thực hiện Quyết định số 1238/QĐ-UBND góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp; xây dựng nhiều mô hình sản xuất thích ứng BĐKH; xây dựng thương hiệu nông sản. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin tăng cường hợp tác liên kết và thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Qua đánh giá cho thấy, chi phí sản xuất vụ lúa thu - đông 2024 giảm 13% (tương đương giảm 3,2 triệu đồng/ha); năng suất trong mô hình đạt 7,3 tấn/ha; lợi nhuận của mô hình tăng thêm 16% so với ngoài mô hình. Giảm lượng khí phát thải từ 20 - 30% so bên ngoài mô hình.