25/11/2021 11:55
Nông dân ấp Giồng Tranh, xã Tập Ngãi cần luân canh cây màu trên đất trồng lúa.
Năm 2021 nông dân huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi 277ha đất trồng lúa kém hiệu quả, đất mía, đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang trồng màu, cây ăn trái. Nâng tổng diện tích được chuyển đổi từ năm 2015 đến nay được 2.215ha. Việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác còn giúp sử dụng nước tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa, đưa hệ số sử dụng đất tăng từ 1,5 - 2,2 lần.
Đến nay, huyện Tiểu Cần tiếp tục duy trì và củng cố mô hình cánh đồng lớn liên kết theo chuỗi giá trị trên cây lúa, với 08 điểm thực hiện, diện tích 1.924,5ha, với 1.949 hộ; mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP (diện tích 27,6ha, có 49 hộ tham gia); mô hình dừa hữu cơ ở xã Tân Hòa (diện tích 221,56ha, có 202 hộ tham gia) và nhân rộng ra các xã Tập Ngãi, Tân Hùng, Ngãi Hùng với diện tích 245,54ha, có 479 hộ tham gia.
Bên cạnh đó, huyện còn triển khai các chính sách hỗ trợ cho 1.437 hộ trồng lúa trên địa bàn 07 xã với số tiền 1,647 tỷ đồng (diện tích 2.092,66ha, với 209,266 tấn giống); hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất với diện tích 107,3ha và 01 cơ sở, với số tiền 2,27 tỷ đồng.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.