26/10/2022 13:11
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm.
Tham gia tọa đàm, có các diễn giả: PGS.TS Lương Quốc Phúc, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ; Thạc sĩ Nguyễn Công Thức, Phó Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản (thuộc Chi cục Thủy sản).
Ông Trần Quốc Việt, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: đến cuối tháng 10/2022, toàn tỉnh có trên 17,4% diện tích (tương đương 1.924ha) thả nuôi tôm bị thiệt hại; đặc biệt là trên địa bàn huyện Cầu Ngang tỷ lệ tôm nuôi bị thiệt hại trên 22,3%. Qua thực hiện lấy 104 mẫu giáp sát ngoài môi trường tại các kênh đầu nguồn, ngoài sông, có 43% mẫu mang mầm bệnh đốm trắng; trong vùng nuôi, có 44% mẫu mang mầm bệnh đốm trắng.
Nông dân Nguyễn Văn Trum, ấp Khúc Ngay, đặt câu hỏi: trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường sử dụng chế phẩm vi sinh; vì vậy, việc tồn lưu chế phẩm vi sinh trong ao có ảnh hưởng đến tôm nuôi không; làm thế nào để biết chế phẩm vi sinh đạt chất lượng tốt.
Nông dân Nguyễn Văn Kiền, Nguyễn Văn Thương cùng ngụ ấp Cái Già Trên: bệnh trên tôm thường xảy ra trong thời điểm nào trong năm, đặc biệt là bệnh đốm trắng.
Nông dân Nguyễn Văn Kiền, ấp Cái Già Trên, xã Hiệp Mỹ Đông phát biểu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều hộ nuôi tôm cũng đặt câu hỏi với các diễn giả về nồng độ mặn trong ao nuôi tôm bao nhiều là tốt. Tình trạng tôm chết đỏ thân có phân biệt được loại bệnh mà tôm bị nhiễm trước khi gây chết ở tôm không? Cách xử lý ao nuôi khi môi trường nước bị xáo trộn (mưa nhiều, ô nhiễm…).
Diễn giả PGS.TS Lương Quốc Phúc giải đáp: chế phẩm vi sinh không ảnh hưởng đến tôm nuôi; để biết chất lượng của chế phẩm, người nuôi cần mua ở những công ty, doanh nghiệp có uy tín, sản phẩm phải được công bố đầy đủ các thông tin và phiếu kiểm nghiệm, đánh giá từ cơ quan chức năng. Các bệnh thường gặp trong nuôi tôm, trong đó có bệnh đốm trắng sẽ xảy ra quanh năm khi thời tiết bất lợi; để phòng bệnh đốm trắng cần phòng vi khuẩn, viêm đường ruột, quản lý môi trường (môi trường nuôi trong ao).
Khuyến cáo người nuôi cần theo dõi thời tiết, dự báo thời tiết khi xảy ra bất thường, hạn chế thả nuôi. Trong quá trình thả giống, cần xét nghiệm các bệnh thường gặp trên tôm, khi xảy ra bệnh cần thực hiện tổng hợp các giải pháp, trong đó có hạn chế cho tôm ăn; tiến hành xử lý ao nuôi (nguồn nước) và cung cấp các loại vitamin. Về độ mặn trong ao nuôi tôm tốt nhất là 15 - 20 phần ngàn, khi đó tôm sẽ phát triển tốt.
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Phát triển nuôi chuyên thủy sản nếu không được đầu tư khép kín và xử lý tốt môi trường; người nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro do tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), ảnh hưởng về thời tiết, môi trường... Mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản của nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang mở ra hướng đi hiệu quả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường.