27/09/2021 09:49
Luật quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi không có dấu hiệu của tội phạm và mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm được quy định tại Điều 81 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, ngày 15/7/2020 của Chính phủ, như: sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực như luật sư, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức hòa giải thương mại; sử dụng giấy tờ giả để công chứng, chứng thực, trợ giúp pháp lý, hộ tịch, quốc tịch, yêu cầu bồi thường, yêu cầu thi hành án dân sự thì người vi phạm bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng cho mỗi hành vi vi phạm.
Cũng trong lĩnh vực này, những người có hành vi làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị được bổ nhiệm, cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động… thì phải chịu mức phạt cao hơn hành vi sử dụng giấy tờ giả, có mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng cho mỗi hành vi vi phạm; không chỉ bị phạt, cơ quan có thẩm quyền còn thu hồi và hủy bỏ giấy tờ, văn bản, chứng chỉ giả; buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; đồng thời kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm…
Khi xem xét vụ việc vi phạm, người có thẩm quyền xét thấy hành vi có dấu hiệu tội phạm, thì phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự (được quy định tại Điều 62 Luật Xử phạt vi phạm hành chính). Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi này, người phạm tội bị xét xử theo Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc làm giả của cơ quan, tổ chức” được quy định: người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạt tù từ 02 - 05 năm với các tình tiết như có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; làm từ 02 - 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng và tái phạm nguy hiểm; nếu làm giả 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt từ 03 - 07 năm tù.
Cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, người vi phạm còn có thể bị xem xét về trách nhiệm dân sự, chế tài kỷ luật tùy theo hậu quả của hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ tài liệu giả và vị trí việc làm của người đó theo quy định của pháp luật.
PHẠM HƠN
Tại khu vực vùng biển phía Nam, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 chủ trì phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre liên tiếp đã phát hiện, bắt giữ 02 vụ khai thác, vận chuyển cát trái phép trên biển và 01 một đối tượng đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.