27/03/2024 08:01
Đồng chí Đặng Quốc Khởi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy phát biểu về công tác PCTN, TC tại hội nghị tổng kết năm 2023 (ngày 12/01/2024).
Các cấp ủy, đơn vị, địa phương tập trung triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCTN, TC; cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện.
Trong năm, đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo 03 vụ án. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức sơ kết công tác PCTN, TC, lãng phí gắn với sơ kết thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: công khai minh bạch, chế độ định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứng xử, chuyển đổi vị trí công tác; công tác cải cách thủ tục hành chính; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định…
Các ngành, địa phương trong tỉnh cũng rất quyết liệt trong công tác đấu tranh PCTN, TC. Đồng chí Trần Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Càng Long cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo bằng nhiều hình thức. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, từ đó làm cho cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền pháp luật quy định.
Cùng với đó, huyện xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, đơn vị; quản lý sử dụng ngân sách nhà nước được xác định là lĩnh vực trọng tâm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Việc mua sắm tài sản nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động thu - chi, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng quản lý kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia; sử dụng các nguồn huy động và các khoản đóng góp của Nhân dân, quản lý và sử dụng đất công đều được công khai minh bạch tại đơn vị cũng như thông qua các hình thức chào giá cạnh tranh, đấu thầu và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân giám sát.
Huyện ủy cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng và niêm yết tại trụ sở nội quy, quy chế, chuẩn mực ứng xử, đồng thời thường xuyên kiểm tra nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong việc thực thi pháp luật và phục vụ Nhân dân. Năm 2023, huyện chuyển đổi vị trí công tác đối với 22 cán bộ, công chức. Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiến hành xác minh tài sản, thu nhập năm 2023, tiến hành bốc thăm, lựa chọn cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tại 44 đơn vị theo tỷ lệ 10% để xác minh tài sản, thu nhập năm 2023, trong tổng số 160 người, kết quả có 16 đồng chí được chọn để xác minh tài sản, thu nhập, mốc thời gian xác minh năm 2022; kết quả xác minh, các đồng chí được kê khai thu nhập đúng quy định.
Đồng chí Trần Minh Bảnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cầu Ngang cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Cầu Ngang chỉ đạo tổ chức triển khai, quán triệt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản khác có liên quan đến công tác PCTN, TC, nhất là các ý kiến kết luận của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh tại các phiên họp; báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện.
Thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Đảng, Nhà nước như: công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử, công tác chuyển đổi vị trí công tác và quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ, trong năm đã chuyển đổi 14 vị trí công tác, trong đó cấp huyện 08 công chức, cấp xã 06 công chức; công tác cải cách hành chính, ứng dụng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm thực hiện.
Để góp phần tiếp tục thực hiện tốt công tác đấu tranh PCTN, TC, lãng phí trên địa bàn tỉnh, Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải rà soát, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương, lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định để mở thêm Trung tâm Đăng kiểm trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng ùn ứ, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp “xếp hàng” chờ đợi được đăng kiểm, dễ phát sinh cơ chế “xin cho”, xảy ra tiêu cực, tội phạm tham nhũng trong hoạt động này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh có giải pháp nắm sát thực tế, quản lý chặt hoạt động của công ty, doanh nghiệp; tăng cường thanh, kiểm tra để chủ động phòng ngừa hoạt động trốn thuế, mua bán hóa đơn, vi phạm nguyên tắc về đấu thầu, đấu giá, kinh doanh bất hợp pháp.
Các ngành, địa phương khi tiếp nhận kiến nghị của công an các cấp về khắc phục sơ hở, bất cập trong công tác quản lý nhà nước thì đề nghị quan tâm, chủ động trao đổi, tham mưu giải quyết kịp thời, tránh thiếu sót kéo dài để đối tượng lợi dụng “lách luật” phạm tội, vi phạm, nhất là lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Thời gian tới, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả nhiều nội dung quan trọng, trong đó tiếp tục tăng cường triển khai, cụ thể hóa thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTN, TC, chú trọng triển khai, quán triệt các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, TC trong công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật và thanh tra, kiểm toán nhà nước; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp đấu tranh PCTN, TC, nhất là tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân và doanh nghiệp…
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo Bác, “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không…”. Người cho rằng: “Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v.. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội”. (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội - 2007, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương). |
Bài, ảnh: KIM LOAN
Bên cạnh đề cập những kinh nghiệm chống tham nhũng thành công ở một số quốc gia, tổ chức, cuốn sách cũng dành những bài viết về các vụ việc trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, đặc biệt là bài viết về sự kiên định và ý chí sắt đá của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng ở nước ta.