30/10/2023 08:31
Hiện nay, thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005, TPTV có 100% đơn vị thực hiện tự chủ (19/19 đơn vị) đã xây dựng và đăng ký quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản nhà nước theo quy định; cấp xã, phường có 10/10 đơn vị thực hiện tự chủ, cũng đã xây dựng và đăng ký quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản nhà nước theo quy định.
Theo đánh giá của UBND TPTV, các đơn vị quản lý hành chính đã chủ động trong công tác quản lý chi tiêu, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, tiết kiệm mua sắm tài sản, tiết giảm chi phí điện, nước, tiếp khách, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; giảm về số lượng, quy mô, kinh phí chi hội thảo, lễ hội, sơ kết, tổng kết, điều hành kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức luôn an tâm công tác, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, ngày 21/6/2021 của Chính phủ, TPTV có 33/33 đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, có 02 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và đầu tư, còn lại 31 đơn vị là các đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Các đơn vị đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị để tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ được bàn bạc thống nhất trong nội bộ đơn vị; tập trung vào các quy định về chế độ công tác phí, chi hội nghị, tiếp khách, sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, điện, chi nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm tài sản, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập và sử dụng các nguồn quỹ...
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo hoàn thành việc giao kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đến các cơ quan, đơn vị cơ sở. Xác định việc thực hiện các dự án đầu tư phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch và tập trung bố trí vốn đầu tư cho các dự án để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, hạn chế thấp nhất tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Vốn đầu tư bố trí ngày càng tập trung, nợ giá trị khối lượng tồn động không phát sinh, hạn chế tối đa các dự án bố trí vốn quá thời gian quy định, cân nhắc kỹ việc bố trí khởi công các dự án mới. Trong 06 tháng năm 2023, TPTV tiết kiệm đấu thầu 08 công trình với gần 681 triệu đồng; tiết kiệm trong quyết toán công trình (16 công trình), số tiền hơn 42 triệu đồng...
Cùng với đó, THTK, CLP trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, đất đai, tài nguyên thiên, UBND TPTV chỉ đạo các ban, ngành thành phố, UBND phường, xã rà soát toàn bộ tài sản công (chủ yếu là nhà, đất) để xây dựng kế hoạch sử dụng hoặc thanh lý bán đấu giá, tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện vốn đầu tư địa phương còn hạn chế; chỉ đạo thực hiện việc điều chuyển, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhỏ, tận dụng tối đa, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo yêu cầu công tác chuyên môn của đơn vị, đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng đất đai.
Thực hiện tốt việc công khai dự toán, quyết toán hàng năm ngay sau khi được HĐND cùng cấp thông qua; công khai công tác quy hoạch, kế hoạch, nhất là công khai đền bù, giải phóng mặt bằng, công khai dự án đầu tư xây dựng, kế hoạch sử dụng đất.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, khi được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán, đều thực hiện công khai kinh phí thông qua các cuộc hội nghị cán bộ công chức cơ quan, đơn vị. Từ đó, tăng cường vai trò giám sát của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức đoàn thể, góp phần quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả, đúng mục đích và tiết kiệm.
Tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao Theo Điều 4 Luật THTK, CLP (Luật số 44/2013/QH13) về nguyên tắc, THTK, CLP là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát. THTK, CLP phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật. THTK, CLP phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để THTK, CLP. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam và Nhân dân trong việc THTK, CLP. |
Xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, TPTV đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là ở lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Việc cải cách chế độ công vụ, công chức được triển khai thực hiện; trong đó tập trung xây dựng phần mềm, xây dựng chức danh ngạch công chức, viên chức, thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức...
Góp phần thực hiện tốt Luật THTK, CLP, Thanh tra TPTV thường xuyên phối hợp thanh tra, kiểm tra thông qua việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, thu hồi, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý đất đai. 06 tháng đầu năm 2023, đã thực hiện 02 cuộc thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý tài chính, công tác lập bộ thuế phi nông nghiệp, quản lý thuế và nợ thuế; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Qua thanh tra, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... kiến nghị xử lý tập thể và cá nhân có sai phạm.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình THTK, CLP, TPTV chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về công khai trong các lĩnh vực, chú trọng trên các lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn đầu tư phát triển; sử dụng tài sản công... nhằm nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và Nhân dân.
Đặc biệt, trong quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, không bố trí vốn cho các dự án, công trình khởi công mới, chưa cấp thiết hoặc chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định, không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí thất thoát trong đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án, công tác tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, triển khai thực hiện dự án.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, CLP trong các lĩnh vực trọng điểm như quản lý sử dụng đất đai, tài sản công, chi tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản... phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây lãng phí, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
HÀ THANH
Bên cạnh đề cập những kinh nghiệm chống tham nhũng thành công ở một số quốc gia, tổ chức, cuốn sách cũng dành những bài viết về các vụ việc trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, đặc biệt là bài viết về sự kiên định và ý chí sắt đá của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng ở nước ta.