02/02/2024 07:52
Ảnh chụp màn hình từ video được chia sẻ bởi Mostafa Waziri cho thấy một phần chân của kim tự tháp Menkaure tại Giza đã được ốp đá granit.
Theo ước tính, kim tự tháp này được xây dựng cách đây gần 5.000 năm, từ đá vôi, đá granit và vữa, để làm nơi an nghỉ cuối cùng của Pharaoh Menkaure.
Theo bản dịch của The Guardian, Waziri đã gọi dự án là "Món quà cho thế giới của Ai Cập" - cụm từ thường được sử dụng cho những dự án trùng tu mang lại niềm tự hào dân tộc, chẳng hạn như dự án mở rộng Kênh đào Suez.
Waziri cho biết, dự án sẽ đưa kim tự tháp về trạng thái được ốp đá granit như ban đầu.
Một dự án bảo tồn được tiến hành dưới chân Kim tự tháp Menkaure tại Nghĩa trang Kim tự tháp Giza phía tây Cairo vào ngày 29/01/2024.
Nhưng phản ứng từ một số chuyên gia di sản và các nhà Ai Cập học là không mấy tích cực.
Nhà Ai Cập học Monica Hanna đã tỏ thái độ bất bình: "Khi nào chúng ta mới chấm dứt được sự vô lý trong việc quản lý di sản Ai Cập?".
Theo bà Hanna, dự án này đã phá vỡ mọi nguyên tắc của việc bảo tồn. Bà đã chia sẻ với Independent Arabia: “Việc can thiệp vào bản chất của di tích có thể gây ra những vấn đề rõ ràng và thiệt hại nghiêm trọng”.
Bà cho biết thêm, mặc dù các đối tác Nhật Bản của dự án sở hữu công nghệ hiện đại, nhưng họ không có chuyên môn khảo cổ cần thiết cho việc trùng tu di tích.
Còn ông Hussein Bassir, Giám đốc bộ phận cổ vật tại Biblioteca Alexandrina, cho rằng, dự án nên được cân nhắc một cách hết sức thận trọng và phải xem xét nhiều rủi ro khác nhau, trước khi tiến hành.
Trong khi đó, nhà Ai Cập học Salima Ikram cho rằng, dự án có thể hoạt động, "miễn là những tảng đá được sử dụng là những tảng được tìm thấy xung quanh kim tự tháp và không thêm những tảng mới không thuộc về kim tự tháp".
Hiện tại, làn sóng phản ứng tiêu cực đã khiến Bộ Cổ vật Ai Cập kêu gọi tạm dừng để xem xét lại tính khả thi của dự án.
Theo baotintuc.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.