26/09/2023 08:38
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
EU đang dần siết chặt các giới hạn khí thải của phương tiện đường bộ được áp dụng kể từ năm 1992 và các đề xuất quy định mới nhất của EC, mang tên "Euro 7", hướng đến việc ban hành các tiêu chuẩn mới đối với hạt hụi từ hệ thống phanh và lốp xe. Tuy nhiên, Italy, CH Séc, Pháp và 5 quốc gia khác đã đề nghị EC nới lỏng nội dung đề xuất do lo ngại những giới hạn về các chất ô nhiễm theo đề xuất ban đầu, như nitrous oxides (N2O) sản sinh trong quá trình đốt cháy động cơ, sẽ làm chệch hướng các hoạt động phát triển và đầu tư khỏi mảng ô tô điện.
Tây Ban Nha, quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã trình bày một văn bản nêu rõ EC đã đồng ý với đề nghị trên. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu và EC giờ đây phải thảo luận để đi tới thỏa thuận sau cùng gồm các quy định mới liên quan.
Quyền Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Tây Ban Nha bày tỏ tin tưởng rằng đề xuất nới lỏng những giới hạn khí thải nói trên sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi khi vừa đảm bảo cân bằng các khoản đầu tư của các nhà sản xuất vừa đảm bảo các mục tiêu cải thiện môi trường.
Các nước EU cũng nhất trí không thay đổi các điều kiện thử nghiệm hiện hành, cũng như các giới hạn khí thải "Euro 6" đối với ô tô con và xe tải nhỏ, cho dù những quy định này thấp hơn so với xe buýt và các phương tiện hạng nặng. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên của khối cũng chấp nhận giới hạn mới về hạt bụi mịn với phanh và lốp xe.
Bộ trưởng Công nghiệp Italy Adolfo Urso đã hoan nghênh động thái nói trên. Ông cho rằng quy định được điều chỉnh có thể bảo vệ chuỗi cung ứng ô tô gồm các nhà sản xuất nhỏ, cũng như bảo vệ dòng sản phẩm cao cấp điển hình của Italy như Ferrari, Lamborghini, Maserati - những dòng xe mang tính biểu tượng "Made in Italy" xuất xưởng khoảng 50.000 xe mỗi năm.
Theo baotintuc.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.