29/06/2020 19:43
Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ Nghiên cứu Á-Âu của Nga (EIF) Grigory Trofimchuk.
Trong bài viết, ông Trofirmchuck chia sẻ rằng, nhân chuyến thăm Việt Nam vào năm ngoái, ông đã nhận ra rằng, việc tuyên truyền bằng tranh cổ động và áp phích có thể “chạm tới trái tim” của người dân vì được thiết kế giống như lời nhắc nhở nhẹ nhàng, chứ không phải mệnh lệnh “đao to búa lớn”.
Theo ông Trofirmchuck, kinh nghiệm cho thấy, áp phích chính là cách thức tuyên truyền đi vào lòng người nhất để truyền tải thông điệp an toàn sức khỏe đối với người dân Việt Nam. Tranh cổ động đã thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như những buổi tập thể dục của người dân vào mỗi buổi chiều để noi theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tự tôi ngày nào cũng tập thể dục”. Chuyên gia Nga cho rằng, những thành tích mà các đội tuyển thể thao Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây một phần cũng là nhờ nguồn năng lượng tư tưởng đó.
Cuối bài viết, người đứng đầu EIF đánh giá các biện pháp chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam đã nhận được sự đồng thuận của người dân, giúp mang lại những thành công được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Đây không phải là lần đầu tiên, ông Trofimchuk chia sẻ những cảm nghĩ về cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam- quốc gia mà ông đã dày công dành nhiều năm nghiên cứu. Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông cách đây ít lâu, chuyên gia này đã tin tưởng vào khả năng của Việt Nam trong ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, từ đó đảm nhiệm trọn vẹn vai trò là một Ủy viên không Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đã tỏ ra hiệu quả và Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác.
(Nguồn báo điện tử ĐCSVN)
Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ bước đi này phản ánh quan điểm kiên định của EU rằng các biện pháp tạm thời của Trung Quốc đối với rượu mạnh nhập từ EU không phù hợp với các quy tắc của WTO.