24/01/2024 17:54
Ảnh minh hoạ.
Bảo tồn và sử dụng một cách bền vững Đa dạng sinh học là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực, phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Việt Nam có vùng Đa dạng sinh học cao trên thế giới. Từ đầu những năm 1960, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách bảo tồn Đa dạng sinh học. Từ đó đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan được tiếp tục bổ xung và hoàn thiện. Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008.
Việt Nam quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cả về quy mô, tần suất và mức độ, đã tác động trực tiếp đến Đa dạng sinh học.
Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và cam kết của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định việc bảo tồn Đa dạng sinh học không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển. Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học tại Quyết định số 149/QĐ-TTg, ngày 28/01/2022 thực hiện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Đây là dịp để phản ánh trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai.
Ngày 18/10/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 7115/UBND-KTN gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng cai tổ chức “Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia 2024” tại tỉnh Quảng Nam và được phúc đáp ủng hộ tại Công văn số 10802/BTNMT-BTĐD, ngày 22/12/2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 03/01/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã gửi Tờ trình số 34/TTr-UBND tới Thủ tướng Chính phủ về việc đăng cai tổ chức lễ kỉ niệm với chủ đề “Năm phục hồi Đa dạng sinh học quốc gia 2024” tại tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam với đa dạng sinh học cao, trong đó vườn quốc gia Sông Thanh, và khu bảo vệ cảnh quan cù lao Chàm với giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng của thiên nhiên ban tặng đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, sống hài hòa với thiên nhiên và góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo dangcongsan.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.