13/03/2023 07:23
Tổng Thư ký Quốc Hội Bùi Văn Cường gặp gỡ bên lề Hội Nghị với Chủ tịch ASGP Najib M. El Khadi.
Đây là Hội nghị thường niên được ASGP tổ chức song song với Đại hội đồng của IPU. Hội nghị lần này với nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực cho hiện tại và cả tương lai đối với cơ quan tham mưu, giúp việc của nghị viện các nước.
Hiệp hội các Tổng Thư ký nghị viện, nhóm họp lần đầu tiên tại Oslo (Na Uy), vào ngày 16/8/1939, được thành lập như một cơ quan tham vấn của IPU, là diễn đàn để những người nắm giữ vị trí Tổng Thư ký nghị viện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất tham mưu cho các nghị viện về các vấn đề quan trọng toàn cầu cần quan tâm giải quyết.
Hiệp hội có nhiệm vụ nghiên cứu về luật, thủ tục, thông lệ và phương pháp làm việc của các nghị viện khác nhau và đề xuất các biện pháp cải tiến, đổi mới.
Hiệp hội cũng hướng đến việc tăng cường quan hệ giữa cơ quan giúp việc của các nghị viện và giữa cá nhân các vị Tổng Thư ký nghị viện. ASGP là diễn đàn ít mang tính chính trị. Do đó các hoạt động trình bày, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, không nặng về hình thức, xã giao.
Nội dung được các đại biểu thảo luận chia sẻ tại Hội nghị ASGP lần này gồm các chủ đề: (1) Sự tham gia của người dân vào hoạt động của Nghị viện, (2) Bất bình đẳng giới trong Nghị viện - Đâu là giải pháp?, (3) Nghị sỹ và các xung đột về lợi ích, (4) Vai trò của Nghị viện trong chống biến đổi khí hậu và (5) Bảng câu hỏi để xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất cho “Nghị viện số”.
Đồng thời, hội nghị cũng diễn ra phiên họp Ban Chấp hành thảo luận về “Cải cách các quy trình hành chính tại Thượng viện” và bầu Phó Chủ tịch, 1 Ủy viên Ban Chấp hành mới.
Đoàn đại biểu Ban Thư ký Quốc hội Việt Nam do đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Theo chương trình, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam sẽ phát biểu tại hội nghị vào phiên họp toàn thể sáng 13/3/2023 (theo giờ Bahrain).
Theo nhandan.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.