22/03/2024 11:18
Thủ đô Helsinki của Phần Lan. (Ảnh: Getty Images)
Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2023 và lên vị trí thứ 54.
Theo ông John Helliwell, Giáo sư danh dự về kinh tế tại Trường kinh tế Vancouver, Đại học British Columbia (Canada), đồng thời là biên tập viên sáng lập của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, cuộc khảo sát yêu cầu mỗi người tham gia chấm điểm toàn bộ cuộc sống của họ và xem xét những gì họ coi trọng.
“Và bạn sẽ thấy Phần Lan khá phong phú về tất cả những thứ đó, như việc ví được trả lại nếu bị đánh rơi trên đường, mọi người giúp đỡ lẫn nhau hằng ngày, các cơ hội giáo dục và y tế chất lượng rất cao và được phân bổ rộng rãi. Do đó, mọi người khi bước ra khỏi cánh cổng xuất phát đều có ít nhiều điểm giống nhau", ông John Helliwell nói.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, Phần Lan có những người nhập cư hạnh phúc, “vì vậy họ sẵn sàng chia sẻ với những người mới đến”.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu, thu thập dữ liệu của người dân ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia được xếp hạng về mức độ hạnh phúc dựa trên đánh giá cuộc sống trung bình của họ trong ba năm trước đó. Báo cáo năm 2024 được xây dựng trên dữ liệu từ năm 2021 đến 2023.
Báo cáo này là sự hợp tác của Viện Gallup, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Oxford, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc và một ban biên tập.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới xem xét 6 biến số chính để giúp giải thích các đánh giá về cuộc sống: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, số năm sống khỏe mạnh, tự do, sự hào phóng và nhận thức về tham nhũng.
Cùng với Phần Lan, các quốc gia trong khu vực Bắc Âu cũng được đánh giá với thứ hạng cao như Đan Mạch (thứ 2), Iceland (thứ 3), Thụy Điển (thứ 4) và Na Uy (thứ 7).
Trong bảng xếp hạng năm nay, Mỹ (thứ 23) và Đức (thứ 24) đã tuột mất vị trí ở tốp 20, nhường chỗ cho Czechia (số 18), Lithuania (số 19).
Tại Mỹ và Canada, điểm hạnh phúc của những người dưới 30 tuổi thấp hơn đáng kể so với những người từ 60 tuổi trở lên.
Giáo sư Helliwell cho rằng, điểm thấp trong giới trẻ của những quốc gia nêu trên không phải là do trình độ học vấn thấp hơn, thu nhập thấp hơn hay sức khỏe kém hơn. “Đó là những gì mà họ nghĩ về cuộc sống của mình”, ông nói.
Ông Helliwell giải thích, sự sụt giảm điểm một phần là do thông tin mà giới trẻ ở các quốc gia chủ yếu nói tiếng Anh đang tiêu thụ.
“Họ đang nghe những tin tức khiến họ không vui và họ có thể chia sẻ thông tin đó và điều đó cũng có thể khiến họ không vui”, ông nói thêm.
1. Phần Lan |
11. New Zealand |
2. Đan Mạch |
12. Costa Rica |
3. Iceland |
13. Kuwait |
4. Thụy Điển |
14. Austria |
5. Israel |
15. Canada |
6. Hà Lan |
16. Bỉ |
7. Na Uy |
17. Ireland |
8. Luxembourg |
18. Czechia |
9. Thụy Sĩ |
19. Lithuania |
10. Australia |
20. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland |
Thủ tướng Hun Manet cho biết cuộc cải tổ nội các lần này nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối ngoại của Campuchia, nhằm bảo vệ các lợi ích cốt lõi của quốc gia.