31/12/2020 08:14
Trong báo cáo thường niên công bố ngày 29/12, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) cho biết, trong khi số phóng viên, nhà báo thiệt mạng ở những quốc gia có chiến tranh tiếp tục giảm, thì con số này lại tăng ở những quốc gia không có chiến tranh.
Theo RSF, số liệu trên được thống kê từ ngày 01/01 đến ngày 15/12/2020. Số liệu của năm 2020 có giảm một chút so với năm 2019, do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong năm 2016, có tới 58% số trường hợp nhà báo thiệt mạng ở những nơi có chiến tranh. Nhưng hiện nay, chỉ có 32% trong số này thiệt mạng ở những quốc gia có chiến sự như Syria, Yemen hoặc tại các nước có cường độ xung đột thấp hoặc trung bình như Afghanistan, Iraq. Nói cách khác, có tới 68% số trường hợp thiệt mạng ở những quốc gia hòa bình: Mexico (08 người), Ấn Độ (04 người), Philippines (03 người), Honduras (03 người)…
Số liệu thống kê của RSF cho thấy 84% số nhà báo thiệt mạng trong năm 2020 là mục tiêu của các vụ tấn công "có chủ ý", cao hơn so với con số 63% trong năm ngoái.
Ông Pauline Ades-Mevel - người đứng đầu RSF cho biết, xu hướng bạo lực nhằm vào các nhân viên truyền thông đưa tin về biểu tình "đang ngày một tăng", đặc biệt là tại Mỹ sau cái chết của công dân da màu George Floyd, cũng như tại Pháp sau khi nước này công bố luật an ninh mới. Ông cho biết trong những năm gần đây, RSF luôn cảnh báo các phóng viên điều tra cần chủ động, sẵn sàng các tình huống phức tạp khi tác nghiệp ở các bang, khu vực có tình hình an ninh chính trị phức tạp.
TL (nguồn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ bước đi này phản ánh quan điểm kiên định của EU rằng các biện pháp tạm thời của Trung Quốc đối với rượu mạnh nhập từ EU không phù hợp với các quy tắc của WTO.