01/06/2022 05:18
Đại diện các nước tham dự “Tuần lễ Mê Công - Lan Thương” lĩnh vực nguồn nước năm 2022 theo hình thức trực tuyến.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Chung Dũng, đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho biết, nguồn nước đóng vai trò nền tảng trong bảo đảm an ninh, an toàn các lĩnh vực phòng chống lũ lụt, lương thực, cấp nước, sinh thái, năng lượng, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững, phục vụ dân sinh. Hợp tác Mê Công-Lan Thương khởi nguồn từ nước, hợp tác bảo vệ nguồn nước cũng là nội dung trọng tâm của cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương. Trong 6 năm gần đây, Bộ Thủy lợi của 6 nước đã tích cực đưa hợp tác đi vào thực chất và đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển bền vững.
Ông Chung Dũng nhấn mạnh, Trung Quốc mong muốn tăng cường và thúc đẩy hợp tác quản lý nguồn nước sông Mê Công đi vào thực chất, đóng góp nhiều hơn vào giải quyết các thách thức mà các quốc gia đang đối mặt, chung tay nâng cao năng lực quản trị nguồn nước quốc gia, bảo đảm an ninh nguồn nước khu vực Mê Công - Lan Thương.
Phát biểu ý kiến tại sự kiện, ông Trần Thanh Hải, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương năm 2021, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách hiện nay, gồm: hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh và chuyển giao công nghệ về sản xuất vaccine; tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa qua biên giới; đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công; thúc đẩy phối hợp giữa hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng khác.
Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Trần Thanh Hải phát biểu tại sự kiện.
Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào quá trình hình thành và phát triển Mê Công - Lan Thương. Để thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong khuôn khổ Mê Công - Lan Thương, các nước cần bám sát các nhóm giải pháp nêu trên cũng như các giải pháp được thể hiện trong văn kiện Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương năm 2021.
Tại phần thảo luận, đại diện các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế hợp tác 06 nước trong khu vực, nhằm hướng tới quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công.
Theo nhandan.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.