29/06/2023 10:12
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
IMO từng cam kết giảm 50% lượng khí phát thải nhà kính từ vận tải biển từ nay đến năm 2050 so với mức của năm 2008.
Theo ước tính của IMO, khoảng 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển trong khi khí thải từ hoạt động này chiếm gần 3% lượng khí CO2 trên thế giới. Điều này khiến các công ty vận tải biển đối mặt áp lực từ các nhà hoạt động môi trường và các nhà đầu tư trong việc đưa ra những hành động cụ thể hơn để giảm khí thải.
Nhật Bản đang xây dựng chiến lược mới nhằm thực hiện quy định yêu cầu các doanh nghiệp chi trả phần chi phí tương ứng với lượng khí CO2 mà họ thải ra môi trường, hay còn được gọi là chế độ giao dịch các-bon. Chính phủ Nhật Bản cũng chủ trương phát hành loại trái phiếu mới có tên gọi trái phiếu chuyển đổi kinh tế xanh, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân thực hiện các biện pháp giảm thải các-bon.
Trong khi đó, Viện Năng lượng có trụ sở tại Anh công bố báo cáo cho thấy, mức phát thải CO2 từ ngành năng lượng trên toàn cầu được ghi nhận ở mức cao kỷ lục trong năm 2022, xu hướng đi ngược những cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm chủ đạo với mức tiêu thụ chiếm đến 82%, dù nhiều nguồn năng lượng tái tạo đã được đưa vào sử dụng.
Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Sustainability, hơn 90% nguồn cung thực phẩm từ biển trên thế giới bị ảnh hưởng do thay đổi về môi trường, như ô nhiễm và nhiệt độ tăng. Tác giả nghiên cứu cho rằng, thế giới đã đạt tiến triển trong chống biến đổi khí hậu, nhưng chưa xây dựng đầy đủ chiến lược thích ứng cho các hệ thống thực phẩm xanh đối mặt sự thay đổi về môi trường.
Theo nhandan.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.