06/11/2023 04:05
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Trong một tuyên bố mới đây, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước CTBT đảm bảo sự cân bằng đối với Nga và Mỹ trong lĩnh vực thử hạt nhân khi mà Washington vẫn chưa phê chuẩn Hiệp ước. Ông cũng khẳng định, việc Nga rút khỏi Hiệp ước CTBT sẽ không bao hàm việc khôi phục các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin cho rằng Moscow đã chờ đợi Washington phê chuẩn hiệp ước trong 23 năm, song nhận lại chỉ là cách tiếp cận “vô trách nhiệm” của Mỹ đối với các vấn đề an ninh toàn cầu.
CTBT là một thỏa thuận đa phương cấm tất cả các vụ thử nghiệm vụ nổ hạt nhân được thực hiện vì mục đích hòa bình hoặc quân sự. Hiệp ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1996 và đã được 187 quốc gia ký kết, song đến nay vẫn chỉ mang giá trị biểu tượng và chưa thể phát huy hiệu lực do 8 trong số 44 quốc gia có vũ khí hạt nhân hoặc tiềm năng chế tạo vũ khí hạt nhân chưa phê chuẩn.
Nga phê chuẩn Hiệp ước CTBT vào ngày 27/5/2000, chỉ 6 tháng sau khi ông Putin lên nắm quyền Tổng thống.
Trong tuyên bố phát đi ngày 2/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích thông báo của ông Putin về việc ký luật về việc hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước, đồng thời kêu gọi Moscow cam kết không tiến hành thử nghiệm hạt nhân.
Theo quan điểm của ông Blinken, động thái của Moscow thể hiện một bước đi sai hướng đáng kể, đưa chúng ta đi xa hơn chứ không phải gần hơn đến việc phát huy hiệu lực của Hiệp ước CTBT.
Trên mạng xã hội X, người đứng đầu CTBT Robert Floyd cũng bày tỏ sự tiếc nuối và thất vọng khi Nga hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước.
Trong khi đó, Pháp - một trong những bên ký kết ban đầu của Hiệp ước, cũng "lấy làm tiếc" về quyết định hủy bỏ việc phê chuẩn của Nga. Theo lập luận của Pháp thì quyết định của Nga đã làm tổn hại đến công việc phổ biến Hiệp ước. Pháp tái khẳng định tầm quan trọng Hiệp ước.
Theo dangcongsan.vn
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024 tính đến thời điểm này, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD - đứng thứ 5 toàn cầu. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt siết chặt, vàng trở thành "vũ khí tài chính" chủ lực, giúp Nga đối phó biến động kinh tế và địa chính trị.