02/10/2022 06:02
Trong đó tại phụ lục IV quy định danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý về PCCC ban hành kèm theo Nghị định này. Đồng thời, để quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước về PCCC, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 149/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2021).
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh diễn tập phòng cháy khu vực dân cư.
Theo đó, kể từ ngày 10/01/2021, nhiều cơ sở thuộc danh mục quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được đưa vào diện quản lý về PCCC, trong đó quy định người đứng đầu cơ sở do UBND cấp xã quản lý về PCCC có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động như:
Tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở (được quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
Cụ thể bao gồm: có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA (trong đó, nội quy và biện pháp về PCCC của cơ sở do người đứng đầu cơ sở ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật PCCC và phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ sở);
Có phương án chữa cháy được người đứng đầu cơ sở phê duyệt (theo mẫu số PC17 thuộc phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);
Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có quy định và phân công người có chức trách, nhiệm vụ PCCC (người đứng đầu cơ sở ban hành quyết định). Trường hợp cơ sở cũng thuộc danh mục quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC.
Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh (đối với trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC quy định tại Điều 9a Luật PCCC).
Thực hiện quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục cơ sở ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (đối với trường hợp cơ sở cũng thuộc danh mục quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
Tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính về PCCC, quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nội quy, quy định, kiến thức và kỹ năng về PCCC cho các cá nhân trong phạm vi quản lý; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC. Tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân tình nguyện tham gia PCCC theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho người làm nhiệm vụ PCCC tại cơ sở theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 “phương tiện PCCC cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” và các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan; lưu trữ các tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về PCCC; khắc phục kịp thời nguy cơ phát sinh cháy, nổ (nếu có).
Bảo đảm các điều kiện cần thiết, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 149/2020/TT-BCA. Kịp thời báo cháy; chỉ huy chữa cháy tại cơ sở khi lực lượng cảnh sát PCCC chưa đến hiện trường cháy; tổ chức hoặc tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ theo quy định; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vụ cháy, nổ (nếu có). Lập, lưu giữ và tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 149/2020/TT-BCA. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, sử dụng kinh phí PCCC đúng mục đích.
Bài, ảnh: PHẠM HƠN
Sáng nay (ngày 26/11), đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Nguyễn Trung Hoàng, Châu Văn Hòa chủ trì hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 11/2024, kết quả thực hiện nhiệm vụ 11 tháng năm 2024; triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2024.