17/05/2022 16:42
Ông Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị, cùng dự hội nghị có đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan đã đến dự.
Các vị đại biểu quốc hội dự hội nghị.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 23/5/2022, kỳ họp này Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến 09 dự thảo luật, trong đó có dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Tại hội nghị, đại biểu có nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp đối với 02 dự thảo luật, xoay quanh các vấn đề: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB) ban hành cần quan tâm đến quyền quyết định KCB của người bệnh, quyền và nghĩa vụ của thân nhân người bệnh. Luật cũng cần quy định rõ thời hạn của giấy phép hành nghề y, quy định rõ về nghĩa vụ đối với công tác phòng, chống dịch bệnh lây lan của các phòng khám tư nhân. Cần quy định rõ, thống nhất về giá dịch vụ KCB cho từng tuyến trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể quy định khung giá tùy theo vùng, miền. Cần quy định về nghĩa vụ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tôn trọng người thực hiện công tác KCB.
Công tác đánh giá chất lượng KCB của đội ngũ y, bác sĩ cần giao cho Sở Y tế thay vì khoán toàn bộ công tác này cho Bộ Y tế, vô hình trung sẽ tạo nên áp lực lớn, vì vậy chất lượng đánh giá cũng sẽ thiếu chính xác. Ngôn ngữ trong hành nghề KCB cần sử dụng tiếng Việt thành thạo, đối với hoạt động hội chẩn, cần làm rõ trách nhiệm của hội đồng hội chẩn khi phát sinh sự cố y khoa trong chữa trị sau khi hội chẩn, quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa của đội ngũ y, bác sĩ. Cần nhanh chóng cập nhật các dịch vụ mới, các danh mục thuốc mới vào hệ thống danh mục KCB theo bảo hiểm y tế để người bệnh có bảo hiểm y tế được tiếp cận các dịch vụ tốt hơn trong KCB…
Đối với dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), đại biểu có ý kiến cần giải thích rõ hơn một số từ ngữ, thuật ngữ trong dự thảo luật. Đối với người có hành vi BLGĐ cũng cần có một số quyền, như quyền có ý kiến đối chất, quyền tự bào chữa trước cơ quan chức năng và hệ thống tư pháp. Cần quy định rõ các chính sách cụ thể về bảo vệ cho người bị BLGĐ và người báo tin về BLGĐ.
Đối với Luật Phòng, chống BLGĐ cần xem xét nội dung người bị BLGĐ tránh tiếp xúc với người BLGĐ với khoảng cách 50m. Trong hoạt động hòa giải các vụ việc BLGĐ, ngoài những người có liên quan được ghi trong luật cần bổ sung thành phần là chính quyền địa phương như người đại diện ấp, khóm; phát huy vai trò của cơ quan, đơn vị nơi người có hành vi BLGĐ và người bị BLGĐ công tác nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống BLGĐ.
Ngoài ra, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người bị BLGĐ nhằm bảo vệ cho người bị BLGĐ nhất là những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đổi mới về hình thức, nội dung, đặc biệt là đối tượng tiếp nhận công tác tuyên truyền cần được chuyên sâu cho đối tượng nam giới nhằm tác động sâu sắc, mạnh mẽ hơn.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp và đề đạt các ý kiến này tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đóng góp cho 02 dự thảo luật nêu trên.
Tin, ảnh: THANH NHÃ
Từ nay đến cuối năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: với những nội dung, chỉ số chưa tốt, cần quyết tâm, dồn sức cải thiện; những chỉ số đã thực hiện tốt, phải duy trì, nỗ lực thực hiện tốt hơn nữa. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ, mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, tác động tích cực đến các chỉ số.