03/05/2024 13:59
Quang cảnh buổi làm việc.
Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Hồ Như Biển, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Tiểu Cần; Nguyễn Minh Mẫu, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần; đại diện lãnh đạo một số phòng, ban, ngành huyện có liên quan; lãnh đạo UBND thị trấn Cầu Quan, lãnh đạo UBND thị trấn Tiểu Cần…
Đại biểu đơn vị huyện Tiểu Cần tham dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, đoàn tiến hành giám sát công tác quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững trên địa bàn huyện (việc ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; công tác chỉ đạo triển khai, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững;
Việc triển khai Chương trình số 22-CTr/TU, ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế đô thị của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình số 30-CTr/TU, ngày 22/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, thành viên đoàn giám sát đánh giá cao trách nhiệm của UBND huyện Tiểu Cần và chia sẻ những khó khăn của UBND huyện trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững thời gian qua.
Giám sát việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; việc tổ chức thực hiện, xây dựng và quản lý phát triển đô thị bền vững trên địa bàn; cơ chế, chính sách và kết quả thu hút, huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; việc thanh tra, kiểm tra công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị…
Qua giám sát cho thấy, thời gian qua, UBND huyện Tiểu Cần triển khai kịp thời và đồng bộ trên địa bàn huyện các quy hoạch đô thị loại IV, loại V, quy hoạch xây dựng cấp xã, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch khu dân cư... với 28 quy hoạch; đồng thời huyện đang lập Chương trình phát triển đô thị quy mô toàn huyện; đề án đề nghị công nhận đô thị Tiểu Cần đạt tiêu chí đô loại IV.
Đồng chí Trương Văn Toàn, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát phát biểu những vấn đề còn khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững trên địa bàn huyện Tiểu Cần.
Tổ chức triển khai, thực hiện, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp Nhân dân về mục tiêu phát triển đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đô thị, quan tâm đưa đi đào tạo cán bộ về chuyên môn quản lý đô thị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí lập quy hoạch, lấy ý kiến về quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giai đoạn 2021 - 2023, UBND huyện Tiểu Cần thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch, cụ thể như: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tiểu Cần, đồ án cụm công nghiệp Phú Cần, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư thị trấn Tiểu Cần, trung tâm các xã…
Thường xuyên chỉ đạo rà soát, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch; kết quả đã điều chỉnh 01 đồ án quy hoạch (Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đồ án Quy hoạch Cụm công nghiệp Phú Cần).
Việc công bố công khai, cung cấp thông tin bằng hình thức họp dân, cắm bảng pan-no công bố về thông tin quy hoạch để mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư biết.
Đồng chí Nguyễn Minh Mẫu, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần giải trình những vấn đề thành viên đoàn giám sát đặt ra.
Hiện nay, huyện Tiểu Cần có 01 đô thị loại IV (thị trấn Tiểu Cần mở rộng) và 02 đô thị loại V (thị trấn Cầu Quan, thị trấn Tiểu Cần), tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,95%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được cải thiện, đồng bộ và góp phần rõ nét trong phát triển đô thị; việc quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng… được thực hiện theo quy hoạch; quan tâm thực hiện các chính sách về thu hút đầu tư, phát triển đô thị, quan tâm thực hiện phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị. Chỉ đạo tổ chức kiểm tra tình hình quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp.
Tại buổi làm việc, đại biểu tập trung đánh giá những kết quả đạt được, làm rõ những vấn đề còn hạn chế trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững trên địa bàn huyện thời gian tới.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Kiên Quân đề nghị UBND huyện Tiểu Cần chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo và kịp thời cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.
Đồng chí Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi làm việc.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch đô thị nhằm vận động Nhân dân đoàn kết, chung tay xây dựng và phát triển đô thị ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.
Tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng trên địa bàn tỉnh bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo. Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước, đèn đường…), hạ tầng xã hội, khu công cộng đảm bảo đồng bộ, phù hợp với quy định của pháp luật.
Rà soát, thực hiện hoàn thành các tiêu chí về phân loại đô thị; lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định; cắm mốc giới, triển khai ngầm hóa các hạ tầng đô thị theo quy hoạch.
Bảo đảm phân loại đất đô thị gắn với quy hoạch đô thị và mục đích sử dụng đất: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt và quy hoạch hạ tầng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế khu vực đô thị; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng như vỉa hè trong phát triển kinh tế khu vực đô thị.
Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của địa phương; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng đô thị.
Ưu tiên nguồn lực phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe; xây dựng văn hóa và lối sống đô thị văn minh.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị; chú trọng xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị; cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu nhà ở của người thu nhập thấp trong các đô thị…
Tin, ảnh: KIM LOAN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1294/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội.