10/05/2024 13:27
Lãnh đạo tỉnh dự tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh.
Dự và điều hành hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VCCI cùng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương.
Hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu Trung ương và trực tuyến tới hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước với hơn 2.000 lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, DN, doanh nhân tham dự tại các điểm cầu trên toàn quốc.
Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh có các đồng chí: Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Các đồng chí trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh dự tại điểm cầu Hội trường các Cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy.
Mục tiêu từ nay đến năm 2030: phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều DN đạt tầm khu vực, một số DN đạt tầm thế giới; một số DN lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số DN có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
Tầm nhìn đến năm 2045: phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận DN có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW từ nay đến năm 2030: có ít nhất 02 triệu DN; trong đó hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Khu vực DN đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả nước; 98 - 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ lệ DN tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu khoảng 10%. Khoảng 65 - 70% chủ DN có trình độ đại học trở lên; khoảng 20 - 25% DN do nữ làm chủ hộ; 30 - 35% DN có giám đốc hoặc người đứng đầu DN là nữ. Có ít nhất 70% DN có vốn hóa thị trường đạt trên 01 tỷ USD. Có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.
Đến năm 2045, một số DN làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước. Hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.
Chương trình hành động của Đảng đoàn VCCI thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, mục tiêu từ nay đến năm 2030 hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh cho 200.000 lượt doanh nhân, DN, tập trung vào DN vừa và nhỏ, DN nữ, doanh nhân khởi nghiệp, doanh nhân trẻ. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 500 lãnh đạo cấp cao của các DN lớn và 5.000 doanh nhân lãnh đạo kế cận. Vận động, thu hút 5.000 DN áp dụng Bộ Chỉ số DN bền vững (CSI).
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu các Cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý 03 nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thường xuyên tổ chức học tập, đổi mới tư duy, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân; phấn đấu trong sản xuất, chú trọng tuyên truyền, vận động để đảng viên và Nhân dân tham gia trong phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây đựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nêu cao tinh thần trách nhiệm xã hội của giới doanh nhân Việt Nam, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Bám sát vào thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW và các Nghị quyết của Đảng thành mục tiêu gắn với từng ngành, đồng bộ thể chế hóa chính sách, hướng đến hài lòng của Nhân dân, đặc biệt hài lòng DN, doanh nhân. Chú trọng xây dựng quan hệ hài hòa giữa trí thức, doanh nhân và nông dân theo mô hình liên kết, hợp tác theo từng ngành cùng sản xuất theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, tạo việc làm ổn định cho lao động.
Thực hiện hiệu quả các chiến lược phát triển của doanh nhân, DN, ưu tiên phát triển các nguồn lực giúp đội ngũ doanh nhân thực hiện có hiệu quả trong tình hình mới; quan tâm khuyến khích động viên, biểu dương những doanh nhân tiêu biểu…
Tin, ảnh: MỸ NHÂN
Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” là dịp để lắng nghe các đại biểu nông dân, hợp tác xã tiêu biểu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… phán ánh, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thi hành Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua.